Nền kinh tế thị trường (KTTT) là thành quả từ sự phát triển của văn minh nhân loại. Là động lực vì mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội và vì sự phát triển của con người. Vậy nền kinh tế thị trường là gì?
Nền kinh tế thị trường là gì?
Kinh tế thị trường là nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu khác nhau cùng tham gia, vận động và cùng phát triển dựa trên cơ chế là cạnh tranh, bình đẳng và ổn định.
Kinh tế thị trường sẽ hoạt động bằng cách sử dụng các lực lượng cung và cầu. Để dựa vào đó xác định mức giá cả và số lượng phù hợp cho các hàng hóa, dịch vụ có trong nền kinh tế.
Đặc trưng của nền kinh tế thị trường
So với những tổ chức kinh tế xã hội khác, kinh tế thị trường có đặc trưng riêng như:
- Các thành phần kinh tế, loại hình sở hữu tham gia vào kinh tế thị trường phải đa dạng. Bởi vì đây được xem là điều tất yếu đối với kinh tế thị trường. Góp phần quan trọng tạo môi trường cạnh tranh, thúc đẩy nền kinh tế vận động và phát triển. Sự cạnh tranh ở đây vừa là môi trường, vừa là động lực để phát triển.
- Bản chất của kinh tế thị trường là nền kinh tế mở. Theo đó, thị trường trong nước sẽ gắn liền cùng với thị trường quốc tế.
- Giá cả của các sản phẩm, dịch vụ được hình thành theo nguyên tắc của thị trường.
- Với chủ thể sản xuất, động lực tham gia vào nền KTTT là lợi ích kinh tế. Còn với chủ thể nhà nước, khi tham gia vào kinh tế thị trường bên cạnh lợi ích kinh tế, động lực còn phải đảm bảo được lợi ích xã hội.
- Các thành phần trong nền kinh tế có tính tự chủ cao, hoạt động hoàn toàn độc lập. Mỗi chủ thể tham gia kinh tế thị trường sẽ tự quyết định hoạt động của mình.
Chủ thể tham gia trong nền kinh tế thị trường
Trong một nền kinh tế thị trường, sẽ bao gồm các chủ thế sau:
Chính phủ
Đối với kinh tế thị trường, chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Cụ thể, Nhà nước sẽ có tránh nhiệm quản lý và đưa ra cách khắc phục đối với các khuyết tật của thị trường, xây dựng thể chế kinh tế, cung cấp hàng hóa công cộng,…
Bên cạnh đó, Nhà nước sẽ thực hiện các chức năng cơ bản như kiểm soát độc quyền, xây dựng các thể chế/chính sách, phân phối lại của cải xã hội, quan tâm tới những yếu tố ngoại ứng,… để đảm bảo sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế lần bình đẳng xã hội.
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp (Nhà sản xuất) là chủ thể trực tiếp sản xuất ra các loại sản phẩm/dịch vụ được trao đổi ở trên thị trường, đáp ứng các nhu cầu trực tiếp của người tiêu dùng. Đây là một trong những chủ thể quan trọng của nền kinh tế thị trường.
Vai trò của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu hiện tại của xã hội. Mà còn thúc đẩy sự phát triển của cả nền kinh tế.
Những vai trò cụ thể của Doanh nghiệp:
- Tạo ra hàng hóa/ dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
- Phân bổ, huy động các nguồn lực sản xuất và thúc đẩy kinh tế.
- Tạo ra việc làm và thu nhập với lực lượng lao động.
- Thúc đẩy sự cạnh tranh, nâng cao chất lượng lẫn giá trị của hàng hóa/ dịch vụ
Người tiêu dùng
Giống với Doanh nghiệp, người tiêu dùng cũng là chủ thể quan trọng nhất đối với nền KTT.
Sức mua cũng như nhu cầu của người tiêu dùng là tiền đề quan trọng cho hoạt động sản xuất. Bởi vì bản chất của kinh tế thị trường là nền kinh tế được sản xuất ra nhằm mục đích chính là để bán.
Ngân hàng và tổ chức tài chính
Chủ thể này cung cấp các dịch vụ về tài chính như đầu tư, vay tiền, gửi tiền tiết kiệm và góp phần quàn lý rủi ro tài chính có thể xảy ra.
Lực lượng lao động
Các chủ thể (cá nhân hoặc tập thể) cung cấp lao động hoặc dịch vụ lao động trong quá trình cung cấp và sản xuất hàng hóa.
Các chủ thể trung gian khác
Các chủ thể này làm nhiệm vụ cầu nối giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất trong quá trình trao đổi hàng hóa/ dịch vụ. Nhờ sự có mặt của nhà trung gian, nền kinh tế thị trưởng sẽ trở nên mềm mại và linh hoạt hơn.
Các đại diện chính cho chủ thể này là các tổ chức quốc tế, tập đoàn đa quốc gia, thị trường xuất khẩu.
Phân loại các nền kinh tế thị trường
Có 4 loại kinh tế thị trường phổ biến hiện nay có thể kể tới như:
- Kinh tế thị trường tự do (Free market economy): Là nền kinh tế mà các lực lượng thị trường sẽ chi phối các quá trình kinh tế chứ không phải là nhà nước.
- Kinh tế thị trường xã hội (Social Market Economy): Là nền kinh tế mà nhà nước sẽ bảo đảm tự do hoạt động kinh tế, thương mại dựa trên sự cân bằng xã hội.
- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Là mô hình kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đây là nền kinh tế được vận hành đầy đủ và đồng bộ dựa trên những quy luật của kinh tế thị trường. Và bảo đảm định hướng xã hội phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
- Kinh tế thị trường tư bản nhà nước: Là nền kinh tế dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước với tư bản tư nhân trong nước hoặc tư bản nước ngoài. Thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh,….
Ưu và nhược điểm của kinh tế thị trường
Ưu điểm của nền kinh tế thị trường
- Cạnh tranh: Sự cạnh tranh trong nền KTTT sẽ giúp thúc đấy sự sáng tạo và năng suất làm việc. Các Doanh nghiệp sẽ phải liên tục cái tiến sản phẩm và dịch vụ nhằm mục đích thu hút người tiêu dùng.
- Thúc đấy doanh nghiệp phát triển: Trong một môi trường cạnh tranh, các doanh nghiệp cũng cần phải đầu tư vào việc nghiên cứu kỹ thuật, cải tiến công nghệ và áp dụng vào quá trình sản xuất phẩm. Việc này sẽ góp phần vào sự tiến bộ và phát triển xã hội.
- Tăng trưởng kinh tế: Với sự cạnh tranh, các doanh nghiệp buộc phải thúc đẩy bản thân để thích ứng như tối ưu quy trình sản xuất, sử dụng nguồn lực để tồn tại,…. điều này dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế bằng cách tạo ra công việc và tăng thu nhập của người dân.
- Đa dạng hàng hóa/ dịch vụ: Trong nền KTTT, việc đa dạng hóa trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ được khuyến khích. Các DN hoạt động trong nhiều ngành Công nghiệp khác nhau giúp giảm thiểu rủi ro kinh tế và tạo ra sự linh hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhất là khi nhu cầu và kỳ vọng ngày càng cao.
- Khả năng thích ứng: Các quy định và chính sách trong nền KTTT có thể dễ dàng thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng và biến động của thị trường, giúp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và tăng cường sự phát triển.
Nhược điểm
- Gia tăng khoảng cách giàu nghèo, dẫn đến bất bình đẳng trong xã hội: Cạnh tranh đã trở thành điều tất yếu trong sản xuất, kinh doanh hiện nay. Nếu không chịu đổi mới, những nhà sản xuất nhỏ lẻ sẽ bị nhà sản xuất lớn hơn thôn tính. Vô hình chung điều này đã dẫn tới tình trạng phân chia giai cấp, gây bất bình đẳng xã hội. Và tình trạng độc quyền chi phối sẽ xuất hiện.
- Gây mất cân bằng cung cầu khiến nền kinh tế rơi vào khủng hoảng: Không phải lúc nào cơ chế hoạt động của kinh tế thị trường cũng tạo ra sự cân đối về giá cả và hàng hóa. Vốn dĩ thị trường có rất nhiều biến động như chiến tranh, dịch bệnh, thiện tai, cấm vận…Rất cả những điều này có thể là nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng kinh tế. Ngoài ra, vì mục tiêu lợi nhuận, các doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất, kinh doanh. Khi tình trạng cung lớn hơn cầu kéo dài sẽ khiến khủng hoảng kinh tế.
Ví dụ về nền kinh tế thị trường hiện nay
Sau đây sẽ là 3 ví dụ điện hình về nền kinh tế thị trường.
- Hoa Kỳ: Được xem là một trong những ví dụ điển hình. Hệ thống kinh tế của nước này hoạt động dựa trên nguyên tắc tự do kinh doanh và cạnh tranh. Các doanh nghiệp có quyền tự do lựa chọn hình thức hoạt động và cạnh tranh trên thị trường để thu hút được nhiều khách hàng. Giá cả và việc phân phối tài nguyên được quyết định bởi sự tương tác giữa cung và cầu. Nền kinh tế thị trường của Hoa Kỳ có sự đa dạng và động lực, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sáng tạo và phát triển của nền kinh tế nước này.
- Singarpore: Là ví dụ về nền kinh tế hiệu quả. Với sự tập trung vào quản lý và cung cấp một môi trường kinh doanh thuận lợi, Singarpore đã xây dựng một nền kinh tế mạnh mẽ và phát triển. Chính phủ nước này đã tạo ra một môi trường kinh doanh đáng tin cậy, ổn định pháp lý và thúc đẩy sự cạnh tranh. Đất nước này thu hút vốn đầu tư nước ngoài và trở thành trung tâm tài chính và kinh doanh quốc tế.
- Việt Nam: Là mô hình kinh tế trọng điểm công nghiệp hóa sang mô hình kinh tế thị trường. Chính phủ nước nhà đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư và kinh doanh, cung cấp các chính sách hỗ trợ, và đẩy mạnh cải cách thị trường. Sự cạnh tranh và quyền sở hữu cá nhân đang được thúc đẩy để tạo ra một môi trường kinh doanh đa dạng hóa, hiện đại hóa.
Trên đây là toàn bộ thông tin có liên quan tới nền kinh tế thị trường mà DNSE muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ về kinh tế thị trường ở bài viết mang tới cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích.