Lợi nhuận kế toán trước thuế là chỉ số quan trọng trong đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đơn vị. Khi lợi nhuận kế toán trước thuế âm cho thấy doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ cần có các biện pháp tích cực để thay đổi. Trường hợp này doanh nghiệp được miễn nhiều loại thuế kế toán doanh nghiệp cần lưu ý.
Lợi nhuận kế toán trước thuế âm.
1. Lợi nhuận kế toán trước thuế là gì
Lợi nhuận kế toán trước thuế hay lợi nhuận trước thuế trong tiếng anh là Earning Before Interest and Tax và được viết tắt là EBIT. Lợi nhuận kế toán trước thuế là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận trước thuế cho biết tổng lợi nhuận tạo ra trong kỳ (chưa trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) là một chỉ tiêu quan trọng được đưa ra trong Báo cáo kết quả kinh doanh. Thông qua lợi nhuận kế toán trước thuế các nhà quản trị sẽ tính toán được các chỉ tiêu quan trọng khác nhằm đưa ra các chiến lược kinh doanh và phát triển phù hợp, cân đối doanh thu và chi phí để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. >> Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp những điều cần biết về lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận kế toán trước thuế thường được đánh giá thông qua các chỉ tiêu gồm:
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu từ hoạt động bán hàng - Chi phí hàng bán - Chi phí hoạt động.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính = Doanh thu từ hoạt động tài chính - Chi phí tài chính.
Lợi nhuận từ các hoạt động khác = Thu nhập khác - Chi phí khác.
2. Lợi nhuận kế toán trước thuế cho biết điều gì
Có 3 trường hợp lợi nhuận kế toán trước thuế, mỗi trường hợp tương ứng với mức độ đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh riêng của doanh nghiệp như sau:
(1) Lợi nhuận kế toán trước thuế lớn hơn 0 (EBIT > 0)
Khi EBIT > 0 cho thấy doanh nghiệp đang làm ăn có lãi. Doanh thu đem về đủ để bù đắp các khoản chi phí và có dư. => Doanh nghiệp cần có những kế hoạch mở rộng kinh doanh để thu được nhiều lợi nhuận hơn.
(2) Lợi nhuận kế toán trước thuế bằng 0 (EBIT = 0)
Khi EBIT = 0 cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không có lợi nhuận. Doanh thu chỉ vừa đủ bằng với các chi phí bỏ ra. => Khi đó doanh nghiệp xem xét thay đổi chiến lược kinh doanh hoặc chuyển sang mô hình kinh doanh hiệu quả hơn, tận dụng tốt các khoản đầu tư.
(3) Lợi nhuận kế toán trước thuế nhỏ hơn 0 (EBIT < 0)
Khi EBIT < 0 cho thấy doanh nghiệp nào đang thua lỗ. Tổng doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí đã bỏ ra. Doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài. => Doanh nghiệp cần chuyển đổi phương thức hoạt động kinh doanh, có các biện pháp tích cực để cần cân nhắc thu hẹp hoạt động, cắt giảm chi phí hoặc chuyển hướng kinh doanh mặt hàng hoặc hoạt động trong lĩnh vực khác. >> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
3. Cách tính lợi nhuận trước thuế
Có hai cách tính lợi nhuận kế toán trước thuế thường được dùng. Tùy từng trường hợp doanh nghiệp có thể áp dụng 2 cách tính thuế để tính.
Sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hạch toán.
3.1. Tính lợi nhuận kế toán trước thuế dựa vào doanh thu và chi phí (tính theo chiều thuận)
Công thức tính:
Lợi nhuận trước thuế (EBIT) = Tổng doanh thu - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Ví dụ: Năm 2022, Công ty A có tổng doanh thu từ hoạt động bán hàng là 50.000 triệu đồng trong đó:
- Giá vốn hàng bán là 1 triệu đồng/sản phẩm.
- Tổng số sản phẩm đã bán là 20.000 sản phẩm.
- Chi phí trả lương nhân viên là 1.000 triệu đồng.
- Chi phí thuê mặt bằng và điện nước là 1.500 triệu đồng.
Lợi nhuận trước thuế của công ty A trong năm 2022 là: 50.000 - 1 x 20.000 - 1.000 - 1.500 = 27.500 triệu đồng
3.2. Tính lợi nhuận kế toán trước thuế dựa vào lợi nhuận sau thuế và chi phí (tính theo chiều ngược)
Công thức tính như sau:
Lợi nhuận trước thuế (EBIT) = Lợi nhuận sau thuế + Chi phí lãi vay + Thuế TNDN.
Ví dụ: Năm 2022, Công ty A có lợi nhuận ròng là 25.000 triệu đồng. Trong đó:
- Chi phí trả tiền lãi trong năm là 1.500 triệu đồng.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp công ty phải đóng là 1.000 triệu đồng.
Vậy lợi nhuận kế toán trước thuế = 25.000 + 1.500 + 1.000 = 27.500 triệu đồng. >> Tham khảo: Hướng dẫn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý.
4. Lợi nhuận kế toán âm doanh nghiệp vẫn có thể phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Trên thực tế lợi nhuận kế toán trước thuế âm doanh nghiệp vẫn có thể phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) do thuế TNDN được tính trên thu nhập tính thuế. Cụ thể thuế thu nhập doanh nghiệp được tính như sau:
Thuế TNDN phải nộp = [Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)] x Thuế suất thuế TNDN.
Trong đó thu nhập tính thuế TNDN được tính như sau:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định). Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác.
Theo đó ta có: => Trường hợp thu nhập tính thuế dương, doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. => Thu nhập tính thuế âm, doanh nghiệp không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp không phải nộp thuế TNDN chỉ khi thu nhập tính thuế âm hoặc bằng 0. Chỉ tiêu lợi nhuận kế toán trước thuế âm không phản ánh được thu nhập tính thuế của doanh nghiệp cũng âm do đó doanh nghiệp hoàn toàn vẫn có thể phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Trên đây là một vài thông tin về lợi nhuận kế toán trước thuế âm, doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý đưa ra giải pháp và có những thay đổi kịp thời nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn: CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm - Cầu Giấy - Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 - 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
- Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice.