Lạm phát là một vấn đề vô cùng quan trọng trong nền kinh tế. Sự thay đổi của nó tại một quốc gia có ảnh hưởng lớn đến tình trạng kinh tế xã hội và đời sống người dân của quốc gia đó. Vậy lạm phát là gì? Có phải lạm phát chỉ mang lại tác động tiêu cực cho nền kinh tế? Hãy cùng Chứng khoán Vina tìm hiểu rõ hơn về thuật ngữ này trong bài viết dưới đây.
Lạm phát là gì? Ví dụ về lạm phát
Lạm phát là thuật ngữ chỉ sự tăng giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian đồng thời làm mất đi giá trị của một loại tiền tệ. Mức giá hàng hóa tăng cao tức là một đơn vị tiền tệ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đó, chính vì vậy mà lạm phát tăng cao chứng tỏ sức mua của một đơn vị tiền tệ càng suy giảm.
Ví dụ như trước đây, một bát phở chỉ có giá 30.000 đồng. Tuy nhiên, khi lạm phát tăng cao, người dân sẽ phải bỏ ra 40.000 đồng cho một bát phở.
Thời điểm hiện tại, một trong những vấn đề tài chính đáng chú ý nhất trên thế giới là lạm phát ở Mỹ. Theo báo cáo của Mỹ tính đến hết tháng 5/2022, chỉ số giá tiêu dùng của đất nước này đã tăng 8,6%, mức lạm phát cao nhất trong vòng bốn thập kỷ. Đến hết tháng 10/2022, lạm phát của Mỹ đã giảm so với hồi giữa năm nhưng so với cùng kỳ năm 2021 vẫn tăng 7,7%.
Các loại lạm phát hiện nay
Mức độ lạm phát được tính theo đơn vị % và phân chia làm ba loại như sau:
Nguyên nhân lạm phát đến từ đâu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng lạm phát của một quốc gia. Từ đó gây ảnh hưởng đến giá thành hàng hóa trên thị trường, làm thay đổi giá trị đồng tiền trong nền kinh tế.
Lạm phát do cầu kéo
Theo quy luật cung cầu, nhu cầu về một mặt hàng của thị trường tăng lên kéo theo giá cả mặt hàng đó cũng tăng lên. Giá của những mặt hàng khác cũng liên quan và leo thang dẫn đến sự tăng giá chung của thị trường. Lạm phát do sự tăng lên về cầu trên thị trường được gọi là “lạm phát do cầu kéo”.
Có thể lấy ví dụ ở Việt Nam, khi giá xăng tăng kéo theo giá thịt, nông sản và rất nhiều mặt hàng có liên quan tăng giá.
Lạm phát do xuất khẩu
Xuất khẩu tăng đồng nghĩa với việc tổng cầu tăng cao hơn tổng cung. Các sản phẩm lúc này được tập trung thu gom để xuất khẩu dẫn đến thiếu hụt hàng hóa cho thị trường trong nước, tổng cung trong nước tiếp tục thấp hơn tổng cầu. Sự mất cân bằng giữa cung và cầu sẽ sinh ra lạm phát.
Lạm phát do nhập khẩu
Giá hàng hóa nhập khẩu tăng (thuế hoặc tăng trên thị trường thế giới) sẽ khiến giá bán sản phẩm trong nước tăng lên. Khi giá sản phẩm tăng lên quá cao sẽ hình thành lạm phát.
Lạm phát tiền tệ
In tiền và lạm phát có mối liên quan đến nhau. Cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng bởi một số lý do như ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào nhằm giữ cho đồng nội tệ khỏi rớt giá so với đồng ngoại tệ hay do ngân hàng trung ương thực hiện mua công trái theo yêu cầu của nhà nước, từ đó làm lượng tiền trong lưu thông tăng lên, gây ra lạm phát.
Lạm phát do chi phí đẩy
Chi phí đẩy của các doanh nghiệp đề cập đến các khoản chi phí như tiền lương nhân sự, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc hay thuế. Một hoặc vài yếu tố này tăng lên cũng sẽ khiến cho chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng lên, vì thế mà phải tăng giá sản phẩm để đảm bảo lợi nhuận. Lúc này giá của nhiều mặt hàng cũng tăng theo gây ra lạm phát do chi phí đẩy.
Lạm phát do cơ cấu
Khi ngành kinh doanh hiệu quả và đem lại lợi nhuận tốt, các doanh nghiệp tăng dần tiền công danh nghĩa cho người lao động đồng thời làm tăng mặt bằng lương của ngành. Các ngành kinh doanh không hiệu quả cũng phải theo xu thế mà tăng tiền công cho người lao động.
Tuy nhiên, vì hoạt động kinh doanh không hiệu quả nên để tăng lương, doanh nghiệp cũng phải tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo lợi nhuận, từ đó gây ra lạm phát.
Lạm phát do cầu thay đổi
Trong nhiều trường hợp, thị trường giảm nhu cầu về một mặt hàng nào đó và tăng lượng cầu về một mặt hàng khác nhanh chóng. Nếu mặt hàng có người cung cấp độc quyền và giá cả chỉ có thể tăng mà không thể giảm thì mặt hàng lượng cầu giảm vẫn không giảm giá nhưng mặt hàng có lượng cầu tăng lại tăng giá. Kết quả khiến giá cả chung của thị trường tăng và dẫn tới lạm phát.
Tác động của lạm phát đến nền kinh tế
Lạm phát có nhiều ảnh hưởng tới nền kinh tế, ở cả góc độ tích cực và tiêu cực.
Ảnh hưởng tích cực
Tưởng chừng chỉ gây nên những tác hại cho nền kinh tế, tuy nhiên, khi tốc độ lạm phát vừa phải, cụ thể là khoảng từ 2 - 5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển sẽ đem đến một số lợi ích cho nền kinh tế như:
- Kích thích tiêu dùng, đầu tư, vay nợ, giảm bớt tình trạng thất nghiệp trong xã hội.
- Chính Phủ có thêm lựa chọn công cụ giúp kích thích đầu tư cho những lĩnh vực ít được chú trọng hơn bằng các phương pháp như mở rộng tín dụng, phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo định hướng mục tiêu trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, việc này cần được tiến hành hết sức cẩn thận nếu không muốn gây nên hậu quả xấu.
Nhìn chung, lạm phát là vấn đề dai dẳng của nền kinh tế thị trường, sự tồn tại của nó vừa có lợi vừa có hại. Khi lạm phát được điều tiết ở tốc độ vừa phải thì sẽ có khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ảnh hưởng tiêu cực
Những ảnh hưởng tiêu cực do lạm phát gây ra là điều không thể bỏ qua, vậy nó gây tác hại lên những khía cạnh nào?
Lạm phát và lãi suất
Lạm phát xảy ra ở mức cao và kéo dài gây ra ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị cũng như xã hội của một quốc gia. Yếu tố đầu tiên chịu ảnh hưởng của lạm phát chính là lãi suất.
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát
Do đó khi tỷ lệ lạm phát tăng cao đồng nghĩa lãi suất thực giảm đi. Muốn lãi suất thực ổn định và thực dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng theo tỷ lệ lạm phát. Lãi suất danh nghĩa tăng cao sẽ gây nên những vấn đề nghiêm trọng như suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng.
Lạm phát và thu nhập thực tế
Tỷ lệ lạm phát cũng làm thay đổi thu nhập thực tế của người lao động. Khoảng cách giữa thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa tỉ lệ thuận với mức tăng của tỷ lệ lạm phát. Tỷ lệ lạm phát tăng lên nhưng thu nhập thực tế không đổi nghĩa là thu nhập thực tế đang giảm xuống cùng chất lượng sống của người dân.
Không chỉ làm giảm giá trị thực của các tài sản không tạo ra lãi mà lạm phát còn làm hao mòn giá trị của các sản phẩm tạo ra lãi suất. Điều đó có nghĩa là lạm phát làm giảm thu nhập từ các khoản lợi tức.
Khi chính sách thuế của nhà nước tính theo thu nhập trên danh nghĩa, lạm phát tăng khiến người đi vay phải tăng lãi suất danh nghĩa để bù cho phần tỷ lệ lạm phát trong khi thuế suất không tăng.
Từ đó, thu nhập ròng của của người cho vay được tính bằng thu nhập danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát sẽ bị giảm xuống và gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế xã hội. Hậu quả có thể dẫn đến suy thoái kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp tăng, đời sống của người lao động trở nên khó khăn và làm giảm lòng tin của người dân đối với Chính phủ.
Lạm phát và không bình đẳng trong việc phân phối thu nhập
Lạm phát tăng đồng nghĩa với việc giá trị của đồng tiền giảm xuống, tạo ra cơ hội tốt cho người đi vay vốn trả góp để đầu cơ kiếm lợi. Điều này làm nhu cầu vay tiền tăng lên và đẩy lãi suất cao hơn.
Lạm phát tăng cao cũng khiến những người giàu có dùng tiền để thu gom, tích trữ hàng hóa gây ra nạn đầu cơ. Từ đó gây mất cân bằng nghiêm trọng giữa cung và cầu, giá cả thị trường càng lên cao.
Cuối cùng, những người dân nghèo là người phải gánh chịu nặng nề nhất hậu quả của lạm phát khi vốn đã nghèo càng trở nên khó khăn hơn. Sự thao túng thị trường rơi vào tay những kẻ giàu có và người nghèo mất khả năng đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Tình trạng này sẽ gây ra các rối loạn kinh tế và khoảng cách giàu nghèo nghiêm trọng.
Lạm phát và nợ quốc gia
Lạm phát cao cũng khiến cho những khoản nợ nước ngoài của Chính phủ trở nên trầm trọng hơn. Lạm phát làm tỷ giá tăng và đồng tiền trong nước trượt giá nhiều hơn so với đồng tiền nước ngoài. Từ đó mà Chính phủ phải chi trả nhiều hơn để có thể hoàn tất khoản nợ.
Cách tính tỷ lệ lạm phát
Trên thực tế, để tính lạm phát của một quốc gia sẽ cần xem xét đến hơn 600 loại hàng hóa khác nhau. Để đơn giản hóa việc này, nhà nước sẽ chỉ chọn những loại hàng hóa mang tính thiết yếu, tần suất và khối lượng sử dụng lớn để tính ra chỉ số gọi là chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Như vậy, để tính lạm phát ta có công thức như sau:
Tỷ lệ lạm phát kỳ hiện tại = (Giá trị chỉ số CPI cuối cùng / Giá trị CPI ban đầu) x 100
Ví dụ:
Tỷ lệ lạm phát năm 2022 so với năm 2021 = (Giá trị chỉ số CPI năm 2022 / Giá trị CPI năm 2021) x 100
Lấy ví dụ chỉ số CPI năm 2021 và 2022 lần lượt là 100 và 110. Như vậy, tỷ lệ lạm phát năm 2020 so với năm 2019 sẽ là: (100 / 110) x 100 = 90,9%
Ngoài sử dụng CPI để tính lạm phát, người ta cũng tính lạm phát dựa vào chỉ số giảm phát GDP. Để thực hiện cách này ta có công thức:
Tỷ lệ lạm phát năm 2022 so với năm 2021 = [(Chỉ số giảm phát GDP năm 2022 - Chỉ số giảm phát GDP năm 2021) / Chỉ số giảm phát GDP năm 2021] x 100
Giả sử chỉ số giảm phát GDP năm 2022 và năm 2021 lần lượt là 100 và 120. Như vậy, tỷ lệ lạm phát năm 2022 so với năm 2021 sẽ là:
[(120 - 100) / 100] x 100 = 20%
Thực trạng lạm phát ở Việt Nam hiện nay
Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lạm phát nước ta trong năm 2022 tăng 3,9%, gần sát với mục tiêu kiểm soát được đặt ra là 4%. Có thể kể đến ba yếu tố chính dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ lạm phát này:
- Sự đứt gãy chuỗi cung ứng dẫn đến tổng cầu tăng đột biến.
- Lạm phát chuỗi cung ứng: Sản xuất phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài tương đối nhiều nên lạm phát thế giới dẫn đến lạm phát chuỗi cung ứng.
- Giá nguyên nhiên liệu tăng cao, khi giá nguyên liệu trong nước tăng 1% thì giá thành sản phẩm phải tăng đến 2,6%.
Lạm phát luôn là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu của nền kinh tế, dù không phải lúc nào cũng gây ảnh hưởng tiêu cực nhưng nếu không có những giải pháp kiểm soát chặt chẽ thì việc lạm phát tăng quá nhanh đang là điều đáng lo ngại của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Hy vọng bài viết của Chứng khoán Vina đã cung cấp những thông tin cần thiết để độc giả hiểu rõ lạm phát là gì và hiểu về lạm phát, từ đó đưa ra kịp thời nhận biết và đưa ra giải pháp đầu tư phù hợp nhất.