Chứng chỉ tiền gửi là lựa chọn an toàn và hiệu quả, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường tài chính biến động. Bài dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm, những ưu và nhược điểm của công cụ tài chính này.
Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank.
1. Khái niệm chứng chỉ tiền gửi
Theo Điều 5 Thông tư 01/2021/TT-NHNN, chứng chỉ tiền gửi là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành đối với người mua giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
Bên cạnh đó, Điều 18; Mục 2; Chương III của Luật bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13 có nêu:“Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng”.
Như vậy, chứng chỉ tiền gửi có giá trị như một khoản tiền gửi tiết kiệm với các đặc điểm nổi bật như mức sinh lời hấp dẫn, an toàn, được bảo hiểm tương tự như tiền gửi tiết kiệm...
Chứng chỉ tiền gửi có giá trị như một khoản tiết kiệm.
2. Đơn vị phát hành chứng chỉ tiền gửi
Tại Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-NHNN quy định đơn vị được phát hành chứng chỉ tiền gửi sẽ bao gồm:
- Ngân hàng thương mại
- Ngân hàng hợp tác xã
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính
3. 2 hình thức phát hành chứng chỉ tiền gửi phổ biến hiện nay
Theo Điều 6 Thông tư 01/2021/TT-NHNN có nêu:
“1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành giấy tờ có giá theo hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ và các hình thức khác phù hợp với quy định tại Luật Chứng khoán, các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp phát hành giấy tờ có giá theo hình thức chứng chỉ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thiết kế và in ấn để đảm bảo khả năng chống giả cao.
3. Trường hợp phát hành giấy tờ có giá không theo hình thức chứng chỉ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp cho người mua chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá”.
4. Ưu và nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi
Trong bối cảnh thị trường tài chính có nhiều biến động, chứng chỉ tiền gửi được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng bởi tính an toàn và khả năng sinh lời ổn định. Dưới đây là những ưu, nhược điểm mà bạn có thể tham khảo trước khi lựa chọn sản phẩm này:
Ưu điểm
- An toàn: Do được đảm bảo ở các ngân hàng và tổ chức tín dụng uy tín nên chứng chỉ tiền gửi có mức độ an toàn cao, hưởng bảo hiểm tương tự như tiền gửi tiết kiệm.
- Lãi suất hấp dẫn: Chứng chỉ tiền gửi có mức lãi suất hấp dẫn (tương đương với lãi suất gửi tiết kiệm cùng kỳ hạn).
Ví dụ, mức lãi suất Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc được phát hành bởi Techcombank lên tới 3.6%/năm cho thời hạn 3 tháng (*).
(*) Thông tin cập nhật đến ngày 24/07/2024. Lãi suất có thể thay đổi tùy từng thời điểm.
- Không phát sinh phí, thuế: So với kênh đầu đầu tư chứng khoán, khi mua chứng chỉ tiền gửi bạn sẽ không phải chịu bất kỳ các khoản phí hay thuế thu nhập cá nhân phát sinh nào.
- Chuyển nhượng linh hoạt: Chứng chỉ tiền gửi có thể được giao dịch mua bán lại (tùy thuộc vào loại chứng chỉ tiền gửi và đơn vị phát hành).
Ví dụ, khi mua Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc được phát hành bởi Techcombank, bạn sẽ không bị giới hạn số lần và thời điểm chuyển nhượng trong thời hạn của chứng chỉ.
Nhược điểm:
- Khả năng tất toán: Khi thực hiện tất toán trước hạn, bạn chỉ được hưởng mức lãi suất không kỳ hạn.
Chứng chỉ tiền gửi có mức độ an toàn cao.
5. Phân biệt chứng chỉ tiền gửi và tiền gửi có kỳ hạn
Tiêu chíChứng chỉ tiền gửiTiền gửi có kỳ hạn Khái niệm Chứng chỉ tiền gửi là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành đối với người mua giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác Tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức tín dụng với nguyên tắc hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho khách hàng Đơn vị phát hành- Ngân hàng thương mại
- Ngân hàng hợp tác xã
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính
- Ngân hàng
Lãi suất không kỳ hạn
Trong trường hợp chuyển nhượng, bạn có thể thỏa thuận mức lãi suất phù hợp với người mua
Lãi suất không kỳ hạn Hình thức sử dụng vốn- Chuyển nhượng bất cứ thời điểm nào
- Không giới hạn số lần chuyển nhượng
- Có thể tất toán trước và hưởng lãi suất không kỳ hạn
- Có thể cầm cố
- Chuyển nhượng cho đối tượng do khách hàng chỉ định
Lưu ý: Trên đây là những so sánh về chứng chỉ tiền gửi và tiền gửi có kỳ hạn nói chung. Để phân biệt rõ hơn về hình thức sinh lời chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm, bạn có thể tham khảo tại bài viết: Chứng chỉ tiền gửi khác gì sổ tiết kiệm?
Nhìn chung, chứng chỉ tiền gửi và tiền gửi có kỳ hạn đều là những kênh gửi tiền an toàn và phổ biến tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Việc lựa chọn hình thức sinh lời nào sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và mục đích đầu tư của bạn.
Chứng chỉ tiền gửiTiền gửi có kỳ hạn- Kỳ vọng linh hoạt chuyển nhượng trong thời hạn của chứng chỉ tiền gửi
- Muốn giữ số tiền gốc trong một khoảng thời gian cụ thể và lợi suất đầu tư linh hoạt nếu chuyển nhượng cho người mua
- Mong muốn lựa chọn sản phẩm có khả năng sinh lời hấp dẫn, mức độ an toàn cao
- Đã xác định được thời hạn gửi tiền, muốn hưởng lãi suất tròn kỳ khi đến thời gian tất toán
Tại Techcombank, chúng tôi mang đến giải pháp đầu tư linh hoạt với Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc, giúp bạn tối ưu hoá số tiền nhàn rỗi một cách an toàn và hiệu quả. Những ưu điểm nổi trội của sản phẩm bao gồm:
- Lãi suất vượt trội: Mức lãi suất hấp dẫn tới 3.6%/năm cho thời hạn 3 tháng.
(*) Thông tin cập nhật đến ngày 24/07/2024. Lãi suất có thể thay đổi tùy từng thời điểm.
- An toàn: Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc có giá trị như một khoản tiền gửi tiết kiệm, an toàn và được bảo hiểm tương tự tiền gửi tiết kiệm theo Luật bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13.
- Linh hoạt: Dễ dàng chuyển nhượng ngay khi cần tiền để nhận lợi suất hấp dẫn cho từng thời hạn nắm giữ.
- Trải nghiệm thuận tiện: Chủ động giao dịch trên Techcombank Mobile với giao diện thân thiện, thao tác nhanh chóng.
Sinh lãi mỗi ngày với Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc.
Trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn hiểu hơn về “Chứng chỉ tiền gửi là gì”? Thực tế, chứng chỉ tiền gửi được phát hành theo quy định của Ngân hàng nhà nước, do đó đây được coi là kênh sinh lời hấp dẫn và an toàn cao. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: So sánh chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu để hiểu hơn về các hình thức đầu tư khác, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp với mục đích tài chính của bản thân.
Nếu cần được hỗ trợ thêm, quý khách vui lòng liên hệ:
- Hệ thống chi nhánh/phòng giao dịch Techcombank trên toàn quốc
- Trung tâm Dịch vụ khách hàng (hotline 24/7): 1800 588822 (trong nước) hoặc +84 24 39446699 (quốc tế)
- Email: call_center@techcombank.com.vn