1. Giờ làm việc ngân hàng Sacombank
Theo thông tin cập nhật mới nhất từ website của ngân hàng Sacombank, giờ làm việc ngân hàng Sacombank cụ thể như sau:
* Từ thứ Hai đến thứ Sáu:
- Buổi sáng: Từ 7h30 đến 11h30.
- Buổi chiều: Từ 13h00 đến 17h00.
* Thứ Bảy:
- Ca sáng: Từ 7h30 đến 11h30.
- Ca chiều: Nghỉ.
* Chủ Nhật: Nghỉ.
Như vậy, ngân hàng Sacombank làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu, cả 2 ca sáng và chiều. Riêng thứ Bảy, ngân hàng chỉ làm việc ca sáng, ca chiều nghỉ. Chủ Nhật, ngân hàng nghỉ cả ngày.
Tuy nhiên, giờ làm việc ngân hàng Sacombank của một số chi nhánh có thể khác nhau, tùy thuộc vào từng khu vực và địa điểm. Để biết chính xác giờ làm việc của chi nhánh Sacombank gần nhất, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến chi nhánh đó hoặc truy cập website của ngân hàng Sacombank để tra cứu.
Giờ làm việc ngân hàng Sacombank hiện nay (Ảnh minh họa - Nguồn từ internet)
2. Thời gian làm việc áp dụng trong Hệ thống thanh toán liên ngân hàng
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 37/2016/TT-NHNN (được sửa đổi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 21/2020/TT-NHNN) thì thời gian làm việc áp dụng trong Hệ thống thanh toán liên ngân hàng (TTLNH) như sau:
- Các thời điểm áp dụng trong Hệ thống TTLNH được quy định như sau:
+ Thời điểm Hệ thống TTLNH bắt đầu nhận Lệnh thanh toán giá trị cao, Lệnh thanh toán giá trị thấp và kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác: 8 giờ 00 phút của ngày làm việc;
+ Thời điểm Hệ thống TTLNH bắt đầu nhận Lệnh thanh toán ngoại tệ: 9 giờ 00 phút của ngày làm việc;
+ Thời điểm ngừng nhận Lệnh thanh toán giá trị thấp, thời điểm ngừng nhận yêu cầu xử lý kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác: 16 giờ 30 phút đối với ngày làm việc bình thường, 17 giờ 00 phút đối với 02 ngày làm việc cuối tháng;
+ Thời điểm ngừng nhận Lệnh thanh toán giá trị cao, Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ: 17 giờ 00 phút đối với ngày làm việc bình thường, 17 giờ 45 phút đối với 02 ngày làm việc cuối tháng;
+ Thời điểm hoàn thành thực hiện xử lý các Lệnh thanh toán đã nhận trong hàng đợi quyết toán (nếu có): tối đa 30 phút kể từ thời điểm Hệ thống TTLNH ngừng nhận Lệnh thanh toán;
+ Thời điểm thực hiện các công việc cuối ngày (kiểm tra các điều kiện đối chiếu, thực hiện đối chiếu, xác nhận số liệu với Trung tâm Xử lý Quốc gia): ngay sau thời điểm hoàn thành thực hiện xử lý các Lệnh thanh toán đã nhận trong hàng đợi quyết toán.
- Trong trường hợp có thay đổi các thời điểm được quy định nêu trên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định và thông báo bằng văn bản cho thành viên trước thời gian có hiệu lực tối thiểu 30 ngày trừ trường hợp quy định.
- Trong trường hợp có sự thay đổi về thời điểm được quy định nêu trên vào thời gian quyết toán năm hoặc Hệ thống TTLNH hoạt động vào các ngày nghỉ, Lễ, Tết thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định, đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH thông báo bằng văn bản cho thành viên và đăng tải trên cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước trước thời gian có hiệu lực tối thiểu 05 ngày làm việc.
3. Hình thức tiền gửi tiết kiệm hiện nay
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 48/2018/TT-NHNN thì hình thức tiền gửi tiết kiệm như sau:
- Hình thức tiền gửi tiết kiệm phân loại theo:
+ Thời hạn gửi tiền bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Thời hạn gửi tiền cụ thể do tổ chức tín dụng xác định;
+ Tiêu chí khác do tổ chức tín dụng xác định.
- Tổ chức tín dụng quy định cụ thể về từng hình thức tiền gửi tiết kiệm phù hợp với quy định tại Thông tư 48/2018/TT-NHNN và quy định của pháp luật có liên quan, đảm bảo an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng. Quy định về hình thức tiền gửi tiết kiệm phải có tối thiểu các nội dung về phương thức trả lãi, phương pháp tính lãi, kéo dài thời hạn gửi tiền, rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm, các trường hợp người gửi tiền phải thông báo trước việc rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm.