Xóa thế chấp, giải chấp là gì? Điều kiện giải chấp sổ đỏ, sổ hồng, các tài sản khác. Hồ sơ, thủ tục xóa thế chấp xe ô tô, đăng ký giải chấp sổ đỏ online - trực tiếp.
Giải chấp là gì?
Giải chấp (xóa thế chấp, giải thế chấp) là quá trình hủy bỏ việc dùng tài sản như một biện pháp đảm bảo cho một khoản vay hay một nghĩa vụ cụ thể nào đó. Khi thế chấp được xóa bỏ, tài sản không còn bị gắn với nghĩa vụ hoặc khoản vay nữa và người thế chấp có thể được tự do sử dụng hoặc chuyển nhượng tài sản đó.
Ví dụ:
Anh A thế chấp sổ đỏ/sổ hồng cho ngân hàng để vay vốn nhằm đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ thanh toán nợ đã vay. Sau khi thanh toán hết các khoản nợ đã vay cho ngân hàng thì anh A làm thủ tục giải chấp sổ đỏ (xóa thế chấp sổ đỏ) để chấm dứt việc thế chấp sổ đỏ. Khi đó toàn bộ quyền sở hữu sổ đỏ sẽ được trả lại cho anh A mà không còn bị hạn chế từ phía ngân hàng cho vay.
>> Có thể bạn quan tâm:Cách kiểm tra sổ đỏ có bị thế chấp không.
Điều kiện xóa thế chấp sổ đỏ, sổ hồng và các tài sản khác
Căn cứ Điều 20 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định tài sản đã thế chấp có thể thực hiện thủ tục xóa thế chấp (thủ tục giải chấp) nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
- Theo thỏa thuận giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp tài sản;
- Khi đã hoàn tất các nghĩa vụ đối với tài sản mang thế chấp;
- Khi chấm dứt toàn bộ hoặc một phần nội dung của hợp đồng mà trong đó phần nội dung bị loại bỏ có chứa thông tin về tài sản thế chấp để đảm bảo các nghĩa vụ trên hợp đồng;
- Biện pháp đảm bảo được thay thế bằng một biện pháp đảm bảo khác dựa trên thỏa thuận giữa bên đảm bảo và bên nhận đảm bảo;
- Khi tài sản thế chấp không còn tồn tại do các nguyên nhân sau:
- Được góp vốn vào doanh nghiệp xã hội là pháp nhân thương mại hoặc pháp nhân phi thương mại;
- Được thay thế, chuyển nhượng, chuyển giao, hợp nhất, sáp nhập, trộn lẫn;
- Được chế biến thông qua lắp ráp, chế tạo hay các hình thức khác;
- Bị thu hồi, tiêu hủy, phá dỡ, tịch thu, tổn thất toàn bộ hoặc các trường hợp khác…
- Bên nhận thế chấp hoặc cơ quan thi hành án dân sự đã xử lý xong tài sản thế chấp đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật;
- Tài sản thế chấp là tài sản gắn liền với đất thuê trả tiền hằng năm nhưng nhà nước đã thu hồi đất và không được bồi thường về tài sản gắn liền với đất;
- Tài sản thế chấp là tàu bay không còn quốc tịch Việt Nam;
- Tài sản thế chấp là cây được thu hoạch hằng năm hoặc công trình tạm bị phá dỡ nhưng không bao gồm hoa lợi hoặc tài sản có được do thu hoạch cây hằng năm hay do phá dỡ công trình tạm;
- Bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất là các đối tượng sau:
- Tổ chức kinh tế (ngoại trừ tổ chức tín dụng trở thành công ty có vốn nước ngoài);
- Công dân Việt Nam trở thành công dân nước ngoài và không chuyển giao quyền nhận thế chấp cho tổ chức, cá nhân khác đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Bên nhận thế chấp là pháp nhân đã bị giải thể;
- Bản án hoặc quyết định của Tòa án chứa thông tin về việc yêu cầu cơ quan đăng ký thế chấp thực hiện việc xóa thế chấp;
- Chuyển đổi thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hoặc hợp đồng mua bán tài sản gắn liền với đất sang thế chấp nhà ở, tài sản gắn liền với đất.
Lưu ý:
Không làm thủ tục giải chấp mà phải làm đăng ký thay đổi thế chấp đối với các trường hợp sau:
- Trường hợp tài sản thế chấp không còn nhưng có tài sản mới phát sinh hoặc có tài sản mới thay thế và tài sản này được dùng như một biện pháp đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ trên hợp đồng hay theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp tài sản thế chấp là tài sản gắn liền với đất thuê trả tiền hằng năm mà nhà nước đã thu hồi đất nhưng có tài sản mới phát sinh hoặc có tài sản mới thay thế, được trao đổi do nhà nước bồi thường về tài sản gắn liền với đất.
Thủ tục giải chấp sổ đỏ, sổ hồng, tàu bay, tàu biển và các tài sản khác
1. Hồ sơ xóa thế chấp sổ đỏ, sổ hồng, tàu bay, tàu biển và các tài sản khác
Trường hợp tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ, sổ hồng):
Lưu ý:
Trường hợp người yêu cầu xóa thế chấp không phải là bên nhận thế chấp và trên phiếu yêu cầu xóa thế chấp không có chữ ký của bên nhận thế chấp thì cần nộp thêm 1 bản chính hoặc bản sao có chứng thực của 1 trong các giấy tờ sau:
- Văn bản có nêu rõ bên nhận thế chấp đồng ý xóa thế chấp hoặc xác nhận chấm dứt hợp đồng thế chấp, hợp đồng thế chấp đã được thanh lý hoặc xác nhận về việc giải chấp khi người yêu cầu xóa thế chấp là bên thế chấp;
- Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá có hiệu lực của pháp luật hoặc văn bản xác nhận kết quả thi hành án nếu cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên hoặc người mua tài sản thế chấp là người yêu cầu xóa thế chấp;
- Hợp đồng hoặc các văn bản khác chứng minh việc chuyển giao hợp pháp tài sản thế chấp nếu người yêu cầu xóa thế chấp là người nhận chuyển giao tài sản thế chấp;
- Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc giải thể pháp nhân trong trường hợp bên nhận thế chấp là pháp nhân bị giải thể;
- Văn bản có nêu rõ bên nhận thế chấp là công dân Việt Nam trở thành công dân nước ngoài, là tổ chức kinh tế (trừ tổ chức tín dụng trở thành doanh nghiệp có vốn nước ngoài).
Trường hợp tài sản thế chấp là tàu bay
Trường hợp tài sản thế chấp là tàu biển, cây hàng năm, công trình tạm và động sản khác
2. Thủ tục xóa thế chấp sổ đỏ, sổ hồng, tàu bay, tàu biển và các tài sản khác
Sau khi chuẩn bị đủ các giấy tờ kể trên, bạn tiến hành nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký thế chấp.
Hình thức nộp hồ sơ:
- Nộp qua mạng hệ thống đăng ký: https://dktructuyen.moj.gov.vn/;
- Nộp bản giấy trực tiếp hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính;
- Nộp qua thư điện tử.
Lưu ý:
Đối với xóa thế chấp tài sản là động sản, cây hằng năm, công trình tạm, hình thức nộp qua thư điện tử chỉ áp dụng cho người đã được cấp tài khoản đăng ký trực tuyến.
Cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ:
- Đối với giải chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ/sổ hồng):
- Văn phòng quản lý đất đai - Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất hoặc cơ quan thực hiện chức năng của Văn phòng đăng ký đất đai (trong trường hợp Văn phòng quản lý đất đai chưa thành lập);
- Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh;
- Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Đối với xóa thế chấp tàu biển: Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam;
- Đối với xóa thế chấp tàu bay: Cục Hàng không Việt Nam;
- Đối với xóa thế chấp tài sản là động sản, cây hằng năm, công trình tạm: Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản - Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp.
Thời gian xử lý hồ sơ:
Thông thường, cơ quan có thẩm quyền sẽ trả kết quả ngay trong ngày kể từ thời điểm nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ cùng ngày thì cơ quan sẽ trả kết quả trong ngày kế tiếp.
Đối với các trường hợp đặc biệt, thời hạn trả kết quả được quy định như sau:
- Tối đa 3 ngày làm việc, nếu cơ quan có thẩm quyền có lý do chính đáng;
- Tối 13 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn về kinh tế, xã hội.
Trường hợp yêu cầu xóa thế chấp mà thông tin về biện pháp thế chấp không được lưu giữ tại cơ quan đăng ký thì cơ quan có quyền từ chối yêu cầu xóa thế chấp.
-
Có thể thấy rằng thành phần hồ sơ và thủ tục giải chấp tài sản tương đối phức tạp và rườm rà. Riêng đối với giải chấp tài sản là quyền sử dụng đất, nhà ở… có khá nhiều trường hợp, mỗi trường hợp lại yêu cầu các giấy tờ pháp lý riêng. Điều này đặc biệt gây khó khăn cho những người lần đầu thực hiện thủ tục xóa thế chấp chưa có kinh nghiệm.
Chính vì thế, tại khu vực Đà Nẵng, Anpha có cung cấp dịch vụ giải chấp sổ đỏ, sổ hồng, xóa thế chấp các tài sản khác… Tùy từng trường hợp cụ thể mà thời gian hoàn thành và mức chi phí tại Anpha sẽ có sự khác nhau. Để được hỗ trợ tư vấn kỹ hơn, bạn hãy liên hệ ngay số hotline bên dưới nhé.
GỌI NGAY
Các câu hỏi liên quan đến thủ tục xóa chấp sổ đỏ, sổ hồng và các tài sản khác
1. Xóa thế chấp là gì?
Xóa thế chấp (giải chấp, giải thế chấp) là quá trình hủy bỏ việc dùng tài sản như một biện pháp đảm bảo cho một khoản vay hay một nghĩa vụ cụ thể nào đó. Khi thế chấp được xóa bỏ, tài sản không còn bị gắn với nghĩa vụ hoặc khoản vay nữa và người thế chấp có thể được tự do sử dụng hoặc chuyển nhượng tài sản đó.
>> Xem chi tiết:Giải chấp là gì?
2. Hồ sơ xóa thế chấp xe ô tô gồm những gì?
Hồ sơ giải chấp xe ô tô gồm:
- Bản chính phiếu yêu cầu xóa thế chấp xe ô tô - Mẫu 03d;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính văn bản ủy quyền nếu người yêu cầu xóa thế chấp là người được ủy quyền;
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của các giấy tờ sau:
- Văn bản có nêu rõ bên nhận thế chấp đồng ý xóa thế chấp hoặc xác nhận chấm dứt hợp đồng thế chấp;
- Hợp đồng mua bán xe ô tô đấu giá có hiệu lực của pháp luật hoặc văn bản xác nhận kết quả thi hành án;
- Hợp đồng hoặc các văn bản khác chứng minh việc chuyển giao tài sản thế chấp (giấy tờ xe ô tô, giấy tờ tùy thân của người yêu cầu giải chấp xe ô tô);
- Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc giải thể pháp nhân trong trường hợp bên nhận thế chấp là pháp nhân bị giải thể.
>> Xem chi tiết: Hồ sơ xóa thế chấp xe ô tô.
3. Thời gian xóa thế chấp sổ đỏ mất bao lâu?
Thông thường, cơ quan có thẩm quyền sẽ trả kết quả ngay trong ngày kể từ thời điểm nhận hồ sơ hợp lệ.
- Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ cùng ngày thì sẽ trả kết quả trong ngày kế tiếp;
- Đối với các trường hợp đặc biệt, thời hạn trả kết quả được quy định như sau:
- Tối đa 3 ngày làm việc, nếu cơ quan có thẩm quyền có lý do chính đáng;
- Tối 13 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
>> Xem chi tiết:Thủ tục xóa thế chấp sổ đỏ/sổ hồng.
4. Xóa thế chấp có mất phí không?
Có. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà mức phí xóa thế chấp sẽ khác nhau.
5. Có đăng ký giải chấp sổ đỏ online được không?
Được. Bạn có thể làm thủ tục giải chấp sổ đỏ online tại website của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp.
>> Xem chi tiết:Thủ tục xóa thế chấp sổ đỏ, sổ hồng.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) -0903 003 779 (Miền Trung) - 0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.