OTC là gì? Các dạng cổ phiếu OTC
Để hình dung rõ hơn về OTC, các dạng cổ phiếu OTC, bạn cần nắm rõ các định nghĩa sau:
- OTC: từ viết tắt của Over The Counter tức là giao dịch được thực hiện tại quầy. Trong lĩnh vực chứng khoán thì đây là được hiểu là thị trường mua bán không qua sàn giao dịch tập trung.
- Sàn OTC (thị trường OTC): được định nghĩa là thị trường phi tập trung được tổ chức không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố định như thị trường sàn giao dịch mà dựa vào hệ thống giá cạnh tranh và thương lượng giá thông qua các công cụ, phương tiện thông tin. Sàn OTC còn có nhiều tên gọi khác như thị trường chứng khoán tự do, thị trường mạng.
- Cổ phiếu OTC: là những cổ phiếu chưa được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán như HNX, HSX hay UPCOM. Cổ phiếu này sẽ được giao dịch trên quầy không chính thức của các công ty chứng khoán, ngân hàng hay công ty phát hành cổ phiếu.
Cổ phiếu giao dịch trên sàn OTC được chia thành hai dạng như sau:
- Cổ phiếu chưa có mã lưu ký: được quản lý bởi phòng phòng Quản lý cổ đông của công ty phát hành hoặc công ty chứng khoán quản lý sổ cổ đông.
- Cổ phiếu có mã lưu ký: được quản lý bởi Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD).
Đặc điểm của cổ phiếu OTC
Giao dịch phi tập trung
Cổ phiếu OTC là loại cổ phiếu giao dịch phi tập trung không qua các sàn chứng khoán như HNX, HoSE hay UPCOM. Việc mua/bán cổ phiếu OTC được thực hiện trên nền tảng điện tử trung gian như website, diễn đàn do các công ty mới giới chứng khoán cung cấp. Các công ty này đồng thời cũng là nhà tạo lập thị trường thông qua việc báo giá và thực hiện mua/bán chứng khoán.
Đặc điểm về giá
Giá giao dịch trên sàn OTC thể hiện trên giấy tờ là 10.000 VNĐ. Tuy nhiên, khi giao dịch, giá thực tế chênh lệch rất nhiều so với mệnh giá. Giá cổ phiếu OTC thường không được công khai, mà thông qua môi giới chứng khoán, đại lý, các trang chuyển nhượng. Nhà đầu tư có thể mua/bán trực tiếp thông qua các nhà môi giới hoặc đại lý sẵn sàng bán cổ phiếu/trái phiếu mà họ sở hữu.
Nguyên tắc thuận mua vừa bán
Việc giao dịch được thực hiện trên nguyên tắc thuận mua vừa bán, cả người mua và người bán cùng đưa ra mức giá kỳ vọng của mình trên thị trường OTC.
Trao đổi mua bán khá dễ dàng
Giống như việc giao dịch cổ phiếu đang niêm yết trên sàn tập trung, quá trình mua/bán cổ phiếu OTC khá dễ dàng. Nhà đầu tư có thể bán cổ phiếu thông qua các công ty môi giới chứng khoán trục tuyến. Để có thể mua cổ phiếu OTC, nhà đầu tư cần có đủ số tiền trong tài khoản chứng khoán tương ứng với giá trị cổ phiếu muốn mua.
Ưu điểm và độ rủi ro khi mua cổ phiếu OTC
Cổ phiếu OTC có khả năng sinh lời khá cao nhưng đi kèm với đó là rủi ro mang lại lớn. Nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về thị trường để có cho mình chiến lược đầu tư phù hợp. Dưới dây là những ưu điểm và rủi ro của cổ phiếu OTC mà bạn cần chú ý:
Ưu điểm:
- Cổ phiếu OTC có tiềm năng sinh lời cao.
- Người mua và người bán tự thương lượng giá với nhau tạo nên tính linh hoạt trong cơ chế định giá cổ phiếu trong giao dịch.
- Cổ phiếu OTC có mức giá thấp hơn so với các cổ phiếu đang niêm yết. Nhà đầu tư với số vốn ban đầu thấp có thể tham gia đầu tư nhưng mã tiềm năng có khả năng sinh lời cao.
- Có thể giao dịch tiền điện tử như Bitcoin, Ethereum,... khi các sàn giao dịch tập trung chưa hợp pháp hóa hình thức giao dịch này.
Rủi ro:
- Thị trường phi tập trung OTC vẫn chưa có sự thống nhất, những quy định cụ thể và rõ ràng về việc giao dịch.
- Một số cổ phiếu OTC không rõ ràng, mình bạch gây thiệt hại cho nhà đầu tư nếu không tìm hiểu rõ ràng.
- Tính thanh khoản của chứng khoán OTC khá thấp so với thị trường niêm yết tập trung.
So sánh sàn OTC và sàn tập trung
Để có thể quyết định sẽ đầu tư vào thị trường phi tập trung OTC hay thị trường tập trung. Nhà đầu tư cần nắm rõ bản chất của thị trường cũng như những điểm khác nhau để đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp.
Điểm giống nhau: Cả hai thị trường đều hoạt động và chịu sự chi phối của Luật chứng khoán Việt Nam.
Điểm khác nhau:
Cách lựa chọn cổ phiếu OTC để đầu tư
Cổ phiếu OTC được đánh giá là có tỷ suất sinh lợi khá cao cùng với đó là rủi ro đi kèm lớn hơn so với thị trường tập trung. Vì vậy, nhà đầu tư cần cân nhắc và chọn lọc cổ phiếu đầu tư một cách kĩ càng:
- Lựa chọn cổ phiếu có thanh khoản cao: Nếu nhà đầu tư mua những mã cổ phiếu có khối lượng giao dịch quá thấp thì có nguy cơ khó thu hồi vốn do tính thanh khoản không cao. Ngoài ra, giá trị cổ phiếu trên thị trưởng cùng khó có sự tăng trưởng.
- Lựa chọn cổ phiếu có tính minh bạch, rõ ràng: Trên thị trường phi tập trung xuất hiện rất nhiều những mã cổ phiếu thiếu minh bạch, rõ ràng và có dấu hiệu trục lợi từ nhà đầu tư. Bạn cần tìm hiểu thật kỹ càng doanh nghiệp và cẩn trọng trong quyết định đầu tư.
- Khi thị trường đang có biến động mạnh: Khi thị trường có biến động mạnh, giá chứng khoán sẽ liên tục tăng giảm với biên độ lớn tạo nên những khoảng chênh lệch về giá. Đây là thời điểm khá rủi ro, nhà đầu tư nên hạn chế tham gia thị trường nhưng cũng là cơ hội để kiếm được một khoản lợi nhuận lớn trong ngắn hạn đối với những nhà đầu tư mạo hiểm.
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư: “Không để tất cả trứng vào một giỏ” luôn là phương châm của những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Trong thị trường OTC cũng vậy, bạn nên phân bổ nguồn vốn đa dạng vào các mã cổ phiếu khác nhau để giảm thiểu rủi ro
Như vậy bài viết trên, ZaloPay đã giúp những nhà đầu tư F0 giải đáp thắc mắc OTC là gì? Cổ phiếu OTC là gì? Hy vọng những thông tin trên sẽ là nền tảng giúp bạn đưa ra quyết định chính xác trong quá trình đầu tư tài chính.