Chiết khấu là khái niệm tuy không mấy xa lạ trong hoạt động kinh doanh online, nhưng không phải chủ shop nào cũng nắm rõ chiết khấu là gì, nên áp dụng thế nào để không lỗ và kích thích nhu cầu mua sắm hiệu quả. Bài viết sau đây chia sẻ đến các shop mới những thông tin hữu ích nhất về thuật ngữ này giúp quá trình kinh doanh trực tuyến thuận lợi hơn nhé!
1. Chiết khấu là gì và các loại chiết khấu nào phổ biến?
Hiểu đơn giản, chiết khấu là việc người bán giảm giá niêm yết của sản phẩm/dịch vụ nào đó với tỷ lệ phần trăm nhất định.
Cách thức hoạt động của chiết khấu là chủ shop đưa ra một mức GIÁ MỚI cho sản phẩm sau khi GIẢM một số tiền (theo quy định tỷ lệ phần trăm), áp trực tiếp trên GIÁ GỐC niêm yết của sản phẩm/dịch vụ. Điều này mang lại mức giá “hời” hơn cho khách hàng, từ đó góp phần thúc đẩy tâm lý đặt mua càng nhanh càng tốt.
Ví dụ:
- Tiết kiệm 50% chi phí khi mua Combo 2 phần gà rán sốt tiêu đen.
- Nhận ngay chiết khấu 30% khi sở hữu 2 chiếc váy trị giá 500K (500.000 đồng).
Hiện nay, có rất nhiều loại chiết khấu khác nhau, nhưng được nhiều shop áp dụng nhất là:
- Chiết khấu khuyến mại: Là khoản giảm giá ngay trên giá tiền của một sản phẩm/dịch vụ (ví dụ: Váy A có giá gốc đã niêm yết 500K, nay giảm chỉ còn 350K tương đương chiết khấu 30%).
- Chiết khấu số lượng: Là khoản giảm giá cho một sản phẩm/dịch vụ khi khách hàng mua sắm số lượng lớn, hoặc theo số lượng mà người bán đề xuất. (ví dụ: Khách hàng mua 2 chai dầu gội thương hiệu A sẽ được mua 1 chai dầu gội cùng loại với giá chỉ bằng 50% giá niêm yết).
- Chiết khấu thương mại: Tương tự như chiết khấu số lượng, nhưng chiết khấu thương mại thường được dùng với các nhà phân phối lớn như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tạp hóa… (ví dụ: Siêu thị X nhập số lượng hàng lớn từ 100 thùng sẽ có mức chiết khấu ưu đãi 20%, chỉ 80K/thùng so với giá gốc là 100K/thùng).
Chiết khấu là hình thức khuyến mại đơn giản, hiệu quả cho shop mới.
Xem thêm: TOP 10+ chiến lược giá hiệu quả trong kinh doanh online
2. Vì sao shop nên áp dụng chiết khấu khi kinh doanh?
Chọn đúng mức chiết khấu bán hàng và sử dụng đúng thời điểm mang lại nhiều lợi ích nổi bật cho shop như:
2.1 Thúc đẩy doanh số bán hàng tối đa
Người bán sử dụng chiết khấu có thể đánh vào tâm lý thích mua sắm hàng hóa giá tốt, từ đó kích thích thao tác đặt hàng nhanh hơn. Do đó, shop mới thu hồi vốn nhanh và đạt doanh thu mơ ước.
2.2 Khuyến khích khách hàng mua sản phẩm mới hiệu quả
Cách đẩy mạnh doanh số cho những mặt hàng mới tối ưu là “tung ra” mức giá chiết khấu hấp dẫn với số lượng có hạn trong một khoảng thời gian nhất định. Cần lưu ý rằng giá giảm sau chiết khấu phải đảm bảo shop vẫn có lời.
Tính toán tỷ lệ chiết khấu tối ưu giúp thúc đẩy thao tác mua sắm của khách hàng.
2.3 Thanh lý hàng tồn kho nhanh chóng
Tương tự các sản phẩm mới, nếu shop lựa chọn thời điểm áp dụng chương trình chiết khấu lý tưởng (như cuối quý, cuối năm…) thì có thể giải quyết tất cả hàng tồn đọng nhanh. Nhờ đó, người bán thu hồi lại vốn hoặc xoay vòng vốn cho việc nhập hàng khác hiệu quả.
2.4 Góp phần quảng bá thương hiệu
Khi chính sách chiết khấu của bạn được nhiều khách hàng tiềm năng biết đến, không chỉ tác động tích cực đến doanh thu mà độ uy tín thương hiệu cũng được tăng cao. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo tất cả kiện hàng được giao nhanh gọn, nguyên vẹn để người mua thêm phần tin tưởng.
Xem thêm: Chi phí kinh doanh là gì và cách tối ưu cho chủ shop?
3. Công thức tính chiết khấu
Chủ shop có thể dựa vào hai cách bên dưới để tính toán giá sau chiết khấu chuẩn xác:
3.1 Cách tính chiết khấu tổng quát
Đây là cách xác định giá thành sau khi áp dụng chiết khấu đơn giản với độ chính xác cao, phù hợp cho loại chiết khấu thương mại.
Cách làm như sau:
- Bước 1: Nắm rõ thông tin Tỷ lệ chiết khấu muốn giảm (so sánh với vốn ban đầu để chọn ra con số thích hợp, đảm bảo có lời) như 10%, 20%...
- Bước 2: Tính Phần giảm giá chiết khấu bằng cách nhân Giá gốc niêm yết với Tỷ lệ chiết khấu.
- Bước 3: Tính giá bán sau chiết khấu bằng cách lấy Giá niêm yết trừ Phần giảm giá.
Công thức tính tổng quan:
Y = X - i% * X = (1 - i%) * X
Trong đó:
- X: giá bán gốc.
- Y: giá sau chiết khấu.
- i%: tỷ lệ chiết khấu.
Ví dụ: Giá niêm yết của sản phẩm A là 500.000 đồng, tỷ lệ chiết khấu là 30% . Khi đó:
- Số tiền chiết khấu = 500.000 x 30% = 150.000 đồng.
- Giá sản phẩm sau chiết khấu = 500.000 - 150.000 = 350.000 đồng.
Lưu ý: Khoản tiền 350.000 đồng/sản phẩm A phải cao hơn giá vốn nhập ban đầu thì người bán mới có thể thu hồi vốn và có lời.
3.2 Cách tính tỷ lệ phần trăm chiết khấu
Đây là cách tính toán giá sau chiết khấu nhanh chóng, thích hợp với shop quy mô nhỏ - lẻ, chọn cách chiết khấu khuyến mãi hoặc chiết khấu số lượng.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:
- Bước 1: Làm tròn giá niêm yết của sản phẩm về hàng chục (như 58.898 đồng xấp xỉ 60.000 đồng), sau đó chia cho 10 (có kết quả A).
- Bước 2: Lấy tỷ lệ chiết khấu chia cho 10 (có kết quả B).
- Bước 3: Tính mức giảm giá bằng công thức (A x B) + (A / 2).
- Bước 4: Lấy giá niêm yết trừ mức giá giảm để có kết quả giá sau chiết khấu.
Ví dụ: Sản phẩm có giá niêm yết 34.786 đồng/cái và tỷ lệ chiết khấu 15%. Ta có:
- Giá gốc niêm yết của sản phẩm = 35.000 đồng/cái.
- A = 35.000 : 10 = 3.500.
- B = 15 : 10 = 1.5.
- Mức giảm giá = (3.500 x 1.5) + (3.500 / 2) = 7.000 đồng.
- Giá sau chiết khấu = 35.000 - 7.000 = 28.000 đồng.
4. Những hệ lụy khi lạm dụng chiết khấu bán hàng shop cần tránh
Mặc dù chiết khấu là công cụ cần thiết trong hoạt động kinh doanh (dù shop hoạt động online hay offline), nhưng không vì thế mà shop lạm dụng bởi có thể dẫn đến một số tác hại như:
- Hạ thấp giá trị sản phẩm: Nếu người bán tổ chức chiết khấu hàng hóa thường xuyên thì dễ hình thành tâm lý “tiêu cực” cho khách rằng sản phẩm shop bán không phải loại chất lượng cao, không xứng đáng giá tiền (tức giá gốc đã niêm yết).
- Dễ tạo tâm lý chờ chiết khấu mới mua hàng: Vì mức giá chiết khấu luôn “mềm” hơn giá niêm yết nên các khách hàng mục tiêu có thể chỉ mua hàng khi có chương trình giảm giá. Qua đó khiến doanh thu của shop không ổn định xuyên suốt năm.
- Lợi nhuận bị hao hụt: Chính vì người mua chỉ chọn lúc sản phẩm đã giảm để mua sắm nên lợi nhuận của shop chắc chắn thấp hơn mức mong đợi (có nghĩa là thấp hơn khoản doanh thu được tính khi khách mua với giá niêm yết ban đầu).
5. Bí quyết giúp shop áp dụng chiết khấu hiệu quả, sinh lời ổn định
Shop có thể tận dụng những mẹo nhỏ bên dưới để hạn chế tác động không tốt về shop khi sử dụng hình thức chiết khấu bán hàng:
- Chiết khấu song song truyền tải giá trị cốt lõi của sản phẩm: Trước lúc “tung ra” chương trình giảm giá chiết khấu, người bán nên phát triển các chuỗi nội dung nêu bật ưu điểm, tính năng của sản phẩm. Nhờ đó, khách hàng hiểu rõ về mặt hàng, an tâm hơn về chất lượng và sẵn sàng chi trả cho mặt hàng dù có được chiết khấu hay không.
- Đáp ứng nhu cầu cụ thể của khách hàng: Thay vì chiết khấu hàng loạt cho mọi hàng hóa, chủ shop cân nhắc áp dụng lên nhóm sản phẩm khách hàng tiềm năng có nhu cầu nhiều nhất, nhằm kích thích nhu cầu mua sắm “ngay và luôn” mạnh mẽ.
- Kết hợp với các công cụ quảng cáo, marketing: Muốn nhiều khách hàng mục tiêu biết đến ưu đãi, lên kế hoạch Marketing phù hợp là điều vô cùng quan trọng. Theo đó, khoảng thời gian phù hợp nhất là trước thời điểm công bố chương trình đó khoảng vài ngày.
6. Giải đáp các thắc mắc liên quan
Bên cạnh những thông tin kể trên, còn rất nhiều thắc mắc phổ biến về chiết khấu như:
6.1 Giá chiết khấu là gì?
Giá chiết khấu là một khoản tiền trích từ giá gốc niêm yết ban đầu của một sản phẩm/dịch vụ nào đó để tạo ra giá bán cuối cùng cho khách hàng.
Ví dụ: Khi khách mua 2 sản phẩm (đáp ứng điều kiện tổng giá trị 500K) chỉ phải trả 400K. Điều này có nghĩa là giá chiết khấu bằng 100K.
6.2 Chiết khấu bán hàng là gì?
Chiết khấu bán hàng là tỷ lệ giảm giá mà người bán hàng dành cho người mua, kích thích họ mua sắm số lượng lớn.
Ví dụ: Cứ mỗi lần khách mua combo gồm 2 sản phẩm A sẽ được giảm 10%.
6.3 Chiết khấu mua hàng là gì?
Chiết khấu mua hàng là khoản tiền giảm giá sản phẩm (hoặc hoàn lại) cho khách khi mua hàng với giá niêm yết.
Ví dụ: Khách mua sắm một đơn hàng trị giá từ 500K trở lên sẽ nhận được chiết khấu giảm 10% tổng hóa đơn (tức hóa đơn chỉ còn 450K nếu mua đủ 500K).
6.4 Chiết khấu cao là gì?
Chiết khấu cao là hình thức giảm giá “đậm” (thậm chí là bằng giá nhập hàng) cho một hoặc một số mặt hàng nhất định, phù hợp nhất với các sản phẩm tồn kho.
Ví dụ: Nhân dịp cuối năm, tất cả sản phẩm tại shop đồng loạt giảm 50 - 70%.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về chiết khấu cho chủ shop mới tham khảo. Có thể thấy, đây là một cách thức thu hút nhu cầu mua sắm hiệu quả mà các shop nên cân nhắc áp dụng để tăng doanh thu như ý.
Ngoài áp dụng chiết khấu như trên, shop đừng bỏ qua các khâu khác trong quá trình kinh doanh như giao hàng, đóng gói, chăm sóc khách hàng… nhằm hoàn thiện trải nghiệm mua sắm hoàn hảo.
Đặc biệt, giao hàng nhanh là ưu thế giúp người bán để lại ấn tượng tốt đẹp với khách ngay lần đầu tiên, từ đó tăng khả năng cạnh tranh và thúc đẩy doanh số hiệu quả.
Giữa vô vàn đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hiện nay, có hơn 100.000 doanh nghiệp và shop online tại Việt Nam vẫn tin tưởng hợp tác với Giao Hàng Nhanh (hay GHN). Vì GHN có chất lượng dịch vụ uy tín, cùng kinh nghiệm thực chiến dày dặn (nhất là ở thị trường kinh doanh online).
Cụ thể hơn, GHN “chiều lòng” các shop bằng những tiện ích ấn tượng như:
- Giao siêu tốc chỉ 24 giờ (đơn nội thành) và 1 - 2 ngày (đơn HN-SG) nhờ đầu tư hệ thống phân loại tự động 100% (với khả năng xử lý 500.000 đơn/ngày) và đội ngũ shipper chuyên nghiệp. Từ đó giúp tăng tỷ lệ giao thành công, tăng sức cạnh tranh cho shop.
- Cước phí tiết kiệm, được thiết kế phù hợp với cả shop lớn và nhỏ (chỉ từ 15.500 đồng/đơn), song song có thêm ưu đãi dành riêng cho shop duy trì 400 đơn/tháng. Nhờ vậy, chủ shop tối ưu chi phí kinh doanh, thu hồi vốn nhanh.
- Hỗ trợ đối soát COD linh hoạt trực tuyến các ngày trong tuần theo thời gian thực trên App/Web GHN hoặc các phần mềm quản lý bán hàng có GHN là đơn vị đồng hành (như Nhanh.vn, TPos…). Qua đó, shop xoay vòng vốn nhanh, hạn chế sai sót số liệu và yên tâm kinh doanh.
- Cung cấp nhiều tính năng hữu ích như Giao Thất Bại - Thu Tiền, Cảnh báo bom hàng… để shop mới giảm chi phí vận chuyển phát sinh do bom hàng/hoàn hàng.
Những tính năng đặc biệt GHN phát triển giúp shop mới an tâm lên đơn, chẳng lo bom hàng.
>> Hãy đăng ký tài khoản GHN tại https://sso.ghn.vn/register và trải nghiệm ngay nhé!
- Chi phí ẩn là gì? Các loại chi phí ẩn trong kinh doanh online
- Chi phí biến đổi là gì? Tại sao shop cần lưu ý khi kinh doanh?
- Chi phí sản xuất là gì? Làm sao để tối ưu chi phí sản xuất?