1. Chi phí bán hàng là gì? Mục đích của các loại chi phí bán hàng?
Theo quy định tại khoản 1, Điều 91 của thông tư 200/2014/TT-BTC, chi phí bán hàng bao gồm các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình kinh doanh hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Các chi phí chào hàng, hoa hồng bán hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo, chi phí bảo hành, chi phí bảo quản, đóng gói hàng và cước phí vận chuyển đều được tính vào chi phí bán hàng.
Tóm lại, các chi phí liên quan đến hoạt động bán hàng sản phẩm, dịch vụ đều là chi phí bán hàng. Để tăng sức cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường, doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp tối ưu hóa chi phí bán hàng.
Chi phí bán hàng là gì? Mục đích của các loại chi phí bán hàng?
Tài khoản 641 là tài khoản nằm trong bảng hệ thống kế toán, được sử dụng để ghi nhận chi phí liên quan đến quá trình bán hàng của doanh nghiệp. Tài khoản 641 là các chi phí trực tiếp phát sinh từ quảng cáo, bán sản phẩm, tiếp cận khách hàng, tiền lương nhân viên bán hàng, phí dịch vụ vận chuyển hàng hóa,...
Để xác định chi phí bán hàng, kế toán viên cần phân tích và ghi nhận các khoản chi phí có liên quan đến quá trình hoạt động bán hàng. Các phương pháp xác định chi phí bán hàng:
- Phân loại chứng từ chi phí, hóa đơn để xác định chi phí bán hàng cụ thể.
- Sử dụng hệ thống theo dõi chi phí và quản lý hàng hóa tại kho để ghi nhận chi phí bán hàng.
- Phân bổ chi phí dựa trên các chỉ số hoặc tỷ lệ phù hợp hoặc áp dụng phương pháp định mức.
Các loại chi phí bán hàng có mục đích hỗ trợ các hoạt động bán hàng của doanh nghiệp:
- Chi phí bán hàng cũng bao gồm chi phí chăm sóc khách hàng: dịch vụ bảo hành sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật, hậu mãi. Chi phí này là dịch vụ cung cấp thêm nhằm tăng cường mối quan hệ với khách hàng hiện tại, thu hút khách hàng mới.
- Chi phí vận chuyển, lưu trữ, chi phí đóng gói và quản lý hàng hóa tại kho là chi phí bán hàng đảm bảo quy trình phân phối hàng đến đúng địa chỉ khách hàng và đúng thời gian.
- Chi phí quảng cáo và tiếp thị có mục đích tăng nhận thức của người dùng về sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp. Các chiến dịch tiếp thị sẽ thu hút sự chú ý và khuyến khích người dùng mua hàng.
- Một phần chi phí bán hàng có thể bao gồm hoa hồng cho nhân viên bán hàng, đối tác kinh doanh, đại lý phân phối. Tất nhiên, những chương trình khuyến mãi cũng sẽ tính vào chi phí bán hàng vì cùng chung mục đích thúc đẩy doanh số bán ra.
- Các hoạt động nghiên cứu thị trường cũng là một phần của chi phí bán hàng. Doanh nghiệp cần nghiên cứu nhu cầu, hành vi của khách hàng để phân tích và đề xuất chiến lược bán hàng đáp ứng nhu cầu thị trường.
Xem thêm: 8 nghiệp vụ của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại