1. Thông tin chi tiết về chứng chỉ CE
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu. Hiện nay chứng chỉ CE là yếu tố quyết định và quan trọng nhất để đảm bảo hàng hoá có được thuận lợi trong quá trình thương mại tại thị trường Châu Âu hay không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ về chứng chỉ CE là gì? và Ý nghĩa của chứng chỉ CE trong xuất khẩu như thế nào?
Chứng chỉ CE là gì?
CE là tên viết tắt của cụm từ (European Conformity). CE hay CE Marking, chứng chỉ CE (CE Certification) được đánh giá như hộ chiếu của sản phẩm, giúp thông hành sản phẩm trên thị trường EU và Hiệp hội Thương mại Tự do EFTA, cũng như rất có giá trị đối với rất nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là tiêu chuẩn về sản phẩm chứ không phải tiêu chuẩn hệ thống cho công ty.
Ý nghĩa của chứng chỉ CE là gì?
Chứng chỉ CE có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hiện nay, khi sản phẩm có chứng chỉ CE sẽ có rất nhiều sự thuận lợi:
- Các sản phẩm mang dấu CE có nghĩa là sản phẩm đó đã được kiểm tra đánh giá trước khi được đưa ra thị trường, sản phẩm đã đáp ứng các yêu cầu của các nước thành viên EU về an toàn sức khỏe và môi trường, và được tư do buôn bán trên thị trường chung EU.
- Chứng nhận CE được coi là biểu tượng cho tiêu chuẩn an toàn, sức khoẻ và môi trường đối với sản phẩm.
- Sản phẩm dán nhãn CE sẽ có một lợi thế cạnh tranh đặc biệt của nhà sản xuất, CE giúp nâng cao thương hiệu, tính cạnh tranh của sản phẩm từ đó dễ đi sâu vào thị trường Châu Âu, là bàn đạp hết sức quan trọng để vươn xa phát triển ra toàn thế giới.
2. Tổ chức nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ CE
Tổ chức ban hành chứng nhận CE Marking phải là Cơ quan thông báo được Uỷ ban Châu Âu cấp mã số Notified Body với Phạm vi (Legislation) được công nhận, và được hiển thị thông tin trên trang web của Uỷ ban Châu Âu http://ec.europa.eu/. Các tổ chức này phải có trụ sở tại Châu Âu hoặc cơ chế thoả thuận thừa nhận lẫn nhau MRA.
EUROCERT là Cơ quan thông báo được Uỷ ban Châu Âu (European Commission) công nhận và cấp phép hoạt động mã số Notified Body 1128 (CE 1128). Là một trong những tổ chức chứng nhận lớn nhất ở EU, EUROCERT có văn phòng hoạt động tại 40 nước trên thế giới. Chứng nhận của EUROCERT có giá trị và được công nhận ở tất cả các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu và EFTA.
3. Sản phẩm bắt buộc cần có chứng nhận CE
Chứng chỉ CE là yếu tố bắt buộc phải có với những sản phẩm nằm trong phạm vi của một hoặc hơn một Chỉ thị áp dụng (Directives). Trên thực tế thì không phải tất cả các sản phẩm đều thuộc phạm vi áp dụng của CE. Hiện nay không phải chỉ Liên minh Châu Âu EU mới bắt buộc dấu CE, trên thế giới thì vẫn có một số nước khác cũng cần như Iceland, Liechtenstein và Na Uy.
Dưới đây là danh sách các sản phẩm cần có dấu CE bao gồm:
4. Khách hàng và dự án đã thực hiện
EUROCERT Việt Nam tự hào đã hỗ trợ rất nhiều các doanh nghiệp lớn, bé. Các tập đoàn, nhà máy sản xuất trong nước và ngoài nước đáp ứng yêu cầu chứng chỉ CE. Với kinh nghiệm lâu năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, am hiểu văn hoá khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam. Cam kết cung cấp dịch vụ uy tín tin cậy, giải pháp tối ưu tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện. Hỗ trợ khách hàng xuất khẩu và tiếp cận các nhà nhập khẩu tại EU.
Ảnh 5.1: Dự án và khách hàng đã thực hiện
Ảnh 5.2: Dự án và khách hàng đã thực hiện
Ảnh 5.3: Dự án và khách hàng đã thực hiện
5. Hồ sơ xin đánh giá chứng nhận CE gồm những gì?
Để đăng ký chứng nhận thì các doanh nghiệp cần cung cấp các thông tin sau để có được báo giá và quy trình chi tiết.
- Thông tin tên Công ty, địa chỉ hoạt động như trên giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Tên sản phẩm, models đăng ký
- Mô tả chức năng mục đích sử dụng và hình ảnh của sản phẩm.
- Các tài liệu liên quan đến đặc tính kỹ thuật của sản phẩm
- Đăng ký thông tin vào file CE Application Form
Các thông tin trên đều được chúng tôi bảo mật, không tiêt lộ ra bên ngoài.
6. Quy trình cấp chứng nhận CE đầy đủ nhất
Tuỳ thuộc vào mỗi sản phẩm sẽ áp dụng chỉ thị tiêu chuẩn khác nhau và quy trình thực hiện dài ngắn khác nhau. Sau đây chúng tôi xin mô tả quy trình chung với các bước đầy đủ như sau:
Bước 1: Xác định chỉ thi tiêu chuẩn áp dụng (Directive)
Bước 2: Xác định các yêu cầu chi tiết (EN)
Bước 3: Thử nghiệm, kiểm tra đánh giá kiểm tra sản phẩm theo yêu cầu Directive và EN.
Bước 4: Cung cấp tài liệu kỹ thuật TCF (Technical Construction File)
Bước 5: Tuyên bố về sự phù hợp DoC hoặc DoP, và được ban hành Chứng nhận CE Marking. Tuy nhiên với một số sản phẩm đặt biệt, quy trình này có thể cần thêm các bước sau:
Bước 6: Đánh giá FPC quy trình quản lý sản xuất tại nhà máy (Factory Production Control)
Bước 7: Đánh giá giám sát hàng năm
Bước 8: Lấy mẫu kiểm tra định kỳ hàng năm
7. Chứng chỉ CE và những điều cần phải lưu ý
Nhà sản xuất có thể nộp đơn đến các tổ chức chứng nhận CE có mã số Notified Body được Uỷ Ban Châu Âu cấp phép có trụ sở tại EU để được cấp chứng nhận CE. Khi nhà sản xuất đã được cấp chứng nhận CE, lúc này doanh nghiệp có thể đóng nhãn CE cho sản phẩm của mình và công bố sản phẩm của mình đạt tiêu chuẩn EU.
Khi sản phẩm được gắn nhãn CE, nếu Cơ quan có thẩm quyền của EU yêu cầu, nhà sản xuất phải cung cấp cho họ tất cả thông tin và tài liệu hỗ trợ liên quan đến Hồ sơ kỹ thuật của sản phẩm bao gồm: Test report (Kết quả kiểm tra theo tiêu chuẩn EU), Namplate (nhãn CE), DoC or DoP (Tuyên cáo hợp chuẩn), Chứng nhận CE (CE certificate).
Một số quy định khi dán nhãn CE như sau: Tỷ lệ dấu CE phải được giữ nguyên, kích thước có thể to nhỏ nhưng không được nhỏ hơn 5mm. Dấu CE phải được đặt ở vị trí không bị các logo khác che khuất.
8. Phân biệt chứng nhận CE Marking của EU và CE của Trung Quốc
Hiện nay thì các nhà sản xuất tại Trung Quốc cũng làm dấu CE cho sản phẩm. Nhưng dấu CE này khác hoàn toàn với dấu CE EU. Chính vì vậy, chúng ta cần chú ý để tránh nhầm lẫn giữa dấy CE của Trung Quốc với dấu chứng nhận CE Marking của EU.
Đây có thể nói là cách người Trung Quốc cố tình làm để gây ra những nhầm lẫn cho những khách hàng không chú ý kỹ hoặc không hiểu biết về dấu CE. CE của Trung Quốc có nghĩa là China Export, tức sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc và Trung Quốc xuất khẩu. Dấu CE này không được đăng ký cũng như kiểm nghiệm, đánh giá sản phẩm mà do các công ty Trung Quốc tùy ý sử dụng.
9. Lý do chọn tư vấn chứng nhận CE tại EUROCERT Việt Nam
EUROCERT là một trong những tổ chức chứng nhận lớn nhất ở EU, là Cơ quan được Ủy ban Châu Âu EC (European Commission) công nhận và cấp phép hoạt động mã số Notified Body 1128 (CE 1128). EUROCERT Việt Nam hoạt động lâu năm tại Việt Nam với kinh nghiệm sâu sắc và có những lợi thế:
- Hệ thống văn phòng toàn cầu, với văn phòng tại 40 nước trên toàn thế giới.
- Kinh nghiệm lâu năm làm việc tại thị trường Việt Nam, am hiểu văn hoá khó khăn của các doanh nghiệp Việt.
- Đã thực hiện hàng nghìn dự án, làm việc với các Doanh nghiệp Tập đoàn hàng đầu Việt Nam cũng như nước ngoài.
- Có giá trị thương hiệu lớn, đội ngũ chuyên gia trong và ngoài nước giàu kinh nghiệm.
- Cam kết cung cấp dịch vụ uy tín tin cậy, chất lượng dịch vụ và giải pháp tối ưu tiết kiệm thời gian chi phí thực hiện là ưu tiền hàng đầu của chúng tôi.
- Hỗ trợ khách hàng trong quá trình xuất khẩu hàng sang Châu Âu với hệ sinh thái xuất nhập khẩu
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: