CAGR (tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm) là một thuật ngữ quen thuộc trong giới tài chính - đầu tư. Được coi như thước đo hiệu quả của khoản đầu tư, CARG được nhiều nhà đầu tư sử dụng để lựa chọn cổ phiếu. Trong bài viết này, hãy cùng DNSE tìm hiểu về công thức tính CARG, ý nghĩa và hạn chế của chỉ tiêu này nhé.
CAGR là gì?
CAGR (Compound Annual Growth Rate) nghĩa là tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm. Đây là chỉ tiêu đo lường tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của khoản đầu tư theo thời gian, có tính đến ảnh hưởng của lãi kép. CARG được biểu hiện dưới dạng phần trăm (%).
Các nhà phân tích thường dùng CAGR để tính toán và so sánh hiệu suất trong quá khứ của các khoản đầu tư như cổ phiếu, quỹ tương hỗ, ETF, các dự án,… Đồng thời có thể dựa vào chỉ số này để đưa ra dự đoán về lợi nhuận trong tương lai.
Công thức tính CAGR
Để tính toán CAGR, cần có các dữ kiện về:
- Số dư đầu kỳ: Giá trị khoản đầu tư tại thời điểm đầu kỳ đầu tư
- Số dư cuối kỳ: Giá trị khoản đầu tư tại thời điểm cuối kỳ đầu tư
- n: Số năm đã đầu tư
CAGR = [(Số dư cuối kỳ/ Số dư đầu kỳ) ^1/n] - 1
Ví dụ: Năm 2018, bạn mua 100 cổ phiếu A có giá 50.000 đồng/cổ phiếu. Khi đó tổng số tiền đầu tư là 500 triệu đồng. Sau 4 năm năm giữ, vào năm 2022 cổ phiếu A đã tăng lên 80.000 VNĐ mỗi cổ phiếu và khoản đầu tư của bạn hiện trị giá 800 triệu đồng.
Áp dụng công thức CAGR, ta có:
- Số dư cuối kỳ: 500.000.000 VNĐ
- Số dư đầu kỳ: 800.000.000 VNĐ
- Số năm đã đầu tư: 3
CARG của cổ phiếu A là:
[(800.000.000/ 500.000.000) ^ (1/4)] - 1 = 11%Ý nghĩa của CAGR là gì?
Đối với doanh nghiệp, các nhà quản trị
Dựa vào CAGR, doanh nghiệp và các nhà quản trị dự án đầu tư sẽ nắm bắt được tình hình phát triển của dự án, tình hình sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là với những dự án thực hiện trong thời gian dài.
Nếu chỉ số CAGR cao cho thấy cơ hội và sự thành công của khoản đầu tư. Các nhà quản trị sẽ tiếp tục theo đúng kế hoạch và tiến độ của dự án. Tỷ lệ tăng trưởng CARG trong lợi nhuận, doanh thu cao cho thấy doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả. Doanh nghiệp có thể tiếp tục phát triển theo định hướng sẵn có. Và cân nhắc đến việc mở rộng quy mô kinh doanh.
Trong trường hợp chỉ số CAGR thấp thì đây là một dấu hiệu cho thấy khoản đầu tư hoặc việc kinh doanh kém hiệu quả. Các nhà quản trị cần kịp thời xem xét lại và điều chỉnh để cải thiện tình hình lợi nhuận.
Đối với nhà đầu tư
CARG cho thấy khả năng tăng trưởng lợi nhuận của khoản đầu tư. Thường CARG càng cao chứng tỏ việc đầu tư càng hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao. Nhà đầu tư sẽ có khả năng hoàn vốn nhanh chóng và thu về lãi ròng. Đây là kết quả mà nhà đầu tư nào cũng mong đợi. Như vậy, một doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng kép doanh thu, lợi nhuận lớn sẽ được đánh giá tốt. Cổ phiếu của doanh nghiệp đó sẽ được các nhà đầu tư rót vốn.
Hạn chế của CAGR
Mặc dù được sử dụng phổ biến để đo lường hiệu quả của khoản đầu tư, tuy nhiên tỷ lệ tăng trưởng CAGR cũng có mặt hạn chế. Do chỉ dựa trên giá trị đầu cuối, CAGR thường bỏ qua những biến động trong khoảng thời gian đầu tư.
Vì vậy, nhà đầu tư nên kết hợp với các chỉ số khác để phân tích, đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp. Ví dụ như ROA, ROE, khả năng thanh toán, dòng tiền… Xem xét trong tổng thể các yếu tố là cách nắm bắt tình hình doanh nghiệp cũng như tiềm năng cổ phiếu một cách bao quát và toàn diện.
Đặc biệt, đối với các quỹ tương hỗ, quỹ ETF hoặc các dự án đầu tư khác, nhà đầu tư cần xem xét thêm nhiều yếu tố khác. Như thương hiệu quỹ trên thị trường, định vị và khẩu vị rủi ro, độ chuyên nghiệp của đội ngũ quản lý quỹ, chi phí kèm theo,…
Kết
Nhìn chung, CAGR có thể cung cấp cho nhà đầu tư bức tranh toàn cảnh về hiệu quả của khoản đầu tư khi kết hợp với các số liệu phân tích khác. Mong rằng bài viết của DNSE đã giúp bạn hiểu thêm về chỉ số quan trọng này. Đừng quên ghé thăm website để cập nhật những thông tin bổ ích về tài chính - chứng khoán nhé.