Với công nghệ làm giả hiện đại, những sản phẩm vàng được làm giả ngày càng tinh vi, tinh xảo. Mua phải những sản phẩm này sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người tiêu dùng. Để tránh mua phải vàng kém chất lượng, bạn có thể tham khảo 10 cách nhận biết vàng giả trong bài viết dưới đây.
Vàng giả là gì?
Vàng giả là loại vàng mà bên trong làm từ kim loại nặng không phải vàng, bên ngoài được mạ một lớp mỏng vàng nguyên chất. Vì vậy, nếu chỉ nhìn bề ngoài sẽ trông giống y hệt các sản phẩm vàng thật khác, rất khó phân biệt. Những sản phẩm vàng làm giả này sẽ được bán ra thị trường với giá bằng với vàng thật.
Một loại vàng khác cũng được coi là vàng giả chính là vàng nguyên chất bị rút bớt tỷ lệ trong quá trình chế tác. Như vậy, tỷ lệ vàng nguyên chất sẽ giảm đi, không chất lượng tốt như ban đầu. Tuy nhiên, người bán vẫn bán chúng với giá vàng nguyên chất, đây là hành vi lừa dối khách hàng.
Vàng giả được tạo ra như thế nào?
Vàng giả có nhiều loại với nhiều cách kết hợp nguyên liệu khác nhau. Về cơ bản gồm 2 dạng phổ biến: vàng giả lõi đặc và vàng giả lõi trộn bột tạp chất.
Loại thứ nhất, vàng giả lõi đặc có lõi bên trong làm bằng khối wolfram hoặc một hoặc một số chất liệu kim loại nào đó, bên ngoài được bọc vàng nguyên chất. Do chỉ được bọc một lớp vàng thật rất mỏng bên ngoài nên loại này rất dễ phân biệt bằng các phương pháp thông thường như cắn, cắt, cán, thử lửa hoặc nghe âm thanh. Vì vậy, loại vàng làm giả này không còn xuất hiện nhiều trên thị trường nữa.
Loại thứ 2, vàng lõi trộn bột tạp chất có lõi bên trong gồm vàng (thường chiếm 51%) trộn với bột wolfram, osmium, iridium, ruthenium, Fe, Ni… và bọc một lớp vàng nguyên chất bên ngoài. Loại này rất khó phân biệt bằng các phương pháp thông thường mà cần dùng các thiết bị phân tích chuyên nghiệp.
#10 cách nhận biết vàng giả chính xác nhất
Khi đi mua vàng, nhìn bên ngoài thấy cái nào cũng sáng lung linh, vô cùng đẹp mắt, không thể phân biệt được. Muốn phân biệt vàng giả và vàng thật, bạn có thể sử dụng một số cách thông thường sau đây.
Quan sát dưới ánh sáng
Cách nhanh chóng và đơn giản nhất để phân biệt vàng thật, vàng giả chính là quan sát chúng dưới ánh sáng thường. Bạn cần quan sát thật kỹ toàn bộ bề mặt sản phẩm.
Nếu thấy bề mặt láng mịn, không xuất hiện các chấm nhỏ li ti, không bị lồi lõm thì là vàng thật. Nếu thấy trên bề mặt có đốm trắng hoặc đỏ, bề mặt không bằng phẳng thì chính là vàng bị làm giả.
Quan sát độ xỉn màu
Vàng giả chỉ được mạ một lớp vàng mỏng trên bề mặt nên sau một thời gian sử dụng lớp mạ sẽ bị trôi đi mất. Bạn sẽ thấy bề mặt vàng bị xỉn màu, loang lổ và lộ rõ kim loại bên dưới lớp mạ. Nếu là vàng thật sẽ không có hiện tượng này xảy ra.
Cắn mạnh vào vàng
Đây là cách kiểm tra vàng có từ rất lâu đời, bây giờ vẫn đem lại hiệu quả cao. Bạn chỉ cần cắn thật mạnh vào vàng, vàng thật có tính mềm dẻo nhất định nên sẽ xuất hiện dấu răng sau khi cắn. Vàng giả làm từ kim loại cứng hơn nên không bị móp méo gì.
Ngâm vào giấm
Với cách này, bạn chỉ cần chuẩn bị một cốc giấm ăn thông thường, sau đó cho vàng vào ngâm 15 - 30 phút rồi quan sát màu nước. Nếu giấm chuyển màu đen, xanh lục hoặc nâu khói thì chính là vàng giả. Nếu cốc giấm không đổi màu nghĩa là vàng thật.
Lưu ý: Cách này chỉ áp dụng với loại vàng 99.99%, còn lại vàng tây, trang sức đính đá, ngọc trai sẽ không áp dụng được.
Kiểm tra ký hiệu trên vàng
Trên các nhẫn vàng, miếng vàng bán ra luôn được in/khắc số ký hiệu kèm theo. Ký hiệu này thể hiện tuổi vàng, thương hiệu vàng… Nếu là sản phẩm vàng giả thường sẽ không xuất hiện những ký hiệu này.
Thả vàng vào nước
Cách này là ứng dụng đơn giản của khối lượng riêng trong vật lý. Theo đó, khối lượng riêng của nước là 997 kg/m3, khối lượng riêng của vàng là 19301 kg/m3. Vì khối lượng riêng của vàng nước lớn hơn khối lượng riêng của nước nên thả vàng vào nước, vàng sẽ bị chìm xuống.
Bạn thả vàng vào một cốc nước đầy, nếu vàng nổi lên hoặc lơ lửng nghĩa là bị làm giả, nếu chìm xuống thì là vàng thật. Tuy nhiên, cách này có điểm hạn chế vì nếu lõi vàng bên trong được làm từ kim loại nặng khác vàng, nó cũng sẽ chìm xuống nước.
Dùng nam châm
Chúng ta đều biết nam châm hút các kim loại nhiễm từ như sắt, thép non, natri, urani, liti, magie, bạch kim, vonfram, molybdenum, tantalum… Trong đó không bao gồm vàng vì vàng nguyên chất không nhiễm từ.
Do đó, nếu bạn đưa nam châm lại gần vàng, nếu không bị hút thì chính là vàng thật. Nếu nó bị nam châm hút thì chính là vàng giả, trong thành phần của nó chứa kim loại nhiễm từ nên bị hút vào nam châm.
Sử dụng nước cường toan
Nước cường toan là một hợp chất tạo ra bằng cách trộn lẫn dung dịch axit nitric (HNO₃) đậm đặc và dung dịch axit clohidric (HCL) theo tỉ lệ mol 1:3. Chất này dạng lỏng, màu vàng và dễ bay hơi. Đây là chất ăn mòn rất mạnh, có thể hòa tan vàng và bạch kim.
Để thử vàng bằng nước cường toan, bạn chấm tăm bông vào nước này rồi chấm lên vàng. Đợi một thời gian, nếu là vàng thật thì sẽ bị ăn mòn, nếu là giả thì không.
Lưu ý: Bạn chỉ chấm nước cường toan lên một phần nhỏ vàng mà thôi. Vì có tính ăn mòn nên nó sẽ làm mòn, biến dạng món đồ của bạn.
Sử dụng axit
Kiểm tra vàng bằng axit là phương pháp đơn giản nhưng có độ chính xác cao. Đầu tiên, bạn chỉ cần mua bộ dụng cụ thử axit tại các cửa hàng trang sức. Sau đó, lấy một phần nhỏ vàng cần thử hoặc dùng vật nhọn cào xước một vùng nhỏ trên bề mặt.
Tiếp theo, bạn nhỏ axit vào phần vết xước và chờ phản ứng. Khi thấy có dấu hiệu đổi màu, bạn so sánh màu thực tế với thẻ màu trong bộ dụng cụ. Cách này không chỉ nhận biết được vàng làm giả mà còn cho biết chính xác nó được làm giả từ kim loại nào.
Lưu ý: Bạn phải thận trọng trong các bước kiểm tra, tránh để axit tiếp xúc với da vì có thể gây bỏng.
Kiểm tra bằng lửa
Giống như biện pháp cắn mạnh vào vàng, lửa thử vàng cũng được áp dụng lâu đời. Bạn hãy cắt một miếng vàng nhỏ hoặc làm xước một vệt nhỏ trên miếng vàng, sau đó đốt thật kỹ. Nếu thấy vàng bị tan chảy và xuất hiện vết bám ở phía ngoài mặt cắt, đó là giả. Vàng thật cũng bị nóng chảy nhưng không để lại vết bám.
Giải đáp một số câu hỏi về vàng giả
Hiện nay, các loại vàng giả vẫn còn xuất hiện rất nhiều trên thị trường, được bán tràn lan và công khai. Vì thế, nhiều người sẽ có những thắc mắc về giá, địa chỉ, ký hiệu của vàng giả cũng như vàng giả có khắc chữ không. Dưới đây là giải đáp cho những câu hỏi này.
Chợ bán vàng giả bán ở đâu?
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy vàng giả được bán ở các khu chợ sinh viên, chợ đầu mối hay cả ở các cửa hàng vàng bạc đá quý. Chúng được bày bán công khai và được nhiều người mua. Với mẫu mã đẹp, chủng loại đa dạng, mức giá rẻ, những sản phẩm này được nhiều người mua làm trang sức, quà lưu niệm…
Vàng giả có ký hiệu không?
Phần lớn những loại vàng giả trên thị trường không được khắc số ký hiệu. Chỉ những loại nhẫn chỉ, miếng vàng… được làm giả để bán như vàng thật mới được khắc số ký hiệu. Do đó, bạn cần chú ý đến những trường hợp này để tránh mua phải hàng giả với giá thật.
Giá vàng giả
Các sạp bán trang sức mạ vàng ở các chợ với đủ loại kiểu dáng, màu sắc độc đáo. Bạn có thể tìm thấy các loại nhấn, dây chuyền, khuyên tai, vòng cổ, vòng tay, ghim cài… bằng vàng giả 24k, vàng 12k, vàng bạch kim, vàng sjc giả… với mức giá vô cùng rẻ, chỉ từ 20.000đ tới 200.000đ một sản phẩm mà thôi.
Có nên mua vàng giả không?
Để quyết định có nên mua vàng giả hay không, bạn hãy tham khảo ưu và nhược điểm của nó. Về ưu điểm, vàng giả đẹp, có giá thành rẻ, kiểu dáng đa dạng, hợp với túi tiền của nhiều người. Về nhược điểm, một số người bị dị ứng với một số hợp chất kim loại tạo nên vàng làm giả gây ngứa và mẩn đỏ, vàng bị đen đi sau một thời gian sử dụng.
Như vậy, tùy vào mục đích sử dụng mà quyết định có nên mua vàng giả hay không. Nếu bạn chỉ muốn có một món đồ trang sức đẹp, giá rẻ, có thể lựa chọn các loại vàng giả. Nếu bạn mua vàng tích trữ thì nên chọn vàng thật.
Kinh nghiệm mua vàng chất lượng
Để mua được vàng chuẩn, chất lượng tốt nhất, bạn nên chú ý những kinh nghiệm mua vàng dưới đây.
- Chọn địa chỉ uy tín: Vàng là món trang sức giá trị, là khoản đầu tư lớn nên trước khi mua bạn hãy dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu những địa điểm uy tín. Tại đây, nguồn gốc sản phẩm rõ ràng, đảm bảo chất lượng, có nhân viên tư vấn giúp bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp. Sau khi mua khách hàng sẽ nhận được đầy đủ hóa đơn, giấy tờ thuận lợi cho việc bán lại sau này.
- Nguồn gốc rõ ràng: Trước khi xuống tiền, bạn hãy yêu cầu người bán cho bạn kiểm tra các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc như hóa đơn, giấy chứng nhận chất lượng… Làm như vậy để đảm bảo sản phẩm bạn mua là chính hãng.
- Độ tuổi cao: Tuổi vàng thể hiện tỷ lệ vàng nguyên chất, thể hiện ở độ kara. Độ tuổi càng cao thì độ nguyên chất càng lớn, giá trị càng lớn.
- Hạn chế mua vàng trong thời điểm nhạy cảm: Nhiều người mua vàng theo số đông khi thấy giá vàng tăng liên tục, nghe được đâu đó thông tin giá vàng sắp tăng… và đổ xô đi mua vàng. Lúc này, giá vàng sẽ tăng cao, mua vào có khả năng lỗ lớn.
Trên đây là một số thông tin về vàng giả và 10 cách nhận biết vàng giả đơn giản nhất. Chứng khoán VINA hy vọng những thông tin này có thể giúp bạn biết cách nhận biết để tránh mua phải vàng giả với giá cao và lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất với mình.